Mô hình trồng cây ca cao xen cây dừa đạt hiệu quả kinh tế cao

Trong đó có một mô hình kinh tế ít tốn công chăm sóc mà cho thu nhập cao, đó là trồng cây ca cao xen với dừa Xiêm.
Ông Sang chăm sóc ca cao.
Chúng tôi đến thăm vườn ca cao xen dừa của nông dân Nguyễn Thanh Sang, ngụ ấp Giáp Nước được trồng cách đây 8 năm, được ông cho biết, trong một lần tham quan các mô hình phát triển kinh tế cho hiệu quả cao tại huyện Chợ Gạo, ông thấy hai loại cây này dễ trồng và mang lại thu nhập cao.
Năm 2007, ông quyết định đốn bỏ vườn cam sành, quýt đường cho năng suất thấp và bắt đầu trồng cây ca cao xen với dừa Xiêm, trong đó cây ca cao là chủ lực.
Hiện nay, với gần 6.000m2 đất, ông Sang trồng 500 cây ca cao và 120 cây dừa.
Ông cho biết:
"Cây ca cao và dừa là hai loại cây ít tốn công chăm sóc, nhưng để đạt hiệu quả cao, người trồng cần tưới nước, bón phân đầy đủ, sau mỗi lần thu hoạch ca cao phải cắt tỉa bớt những cành khô cằn, để tập trung dinh dưỡng cho trái phát triển; riêng đối với cây dừa Xiêm, thường xuyên vệ sinh, phun thuốc phòng trừ bọ cánh".
Nhờ có kinh nghiệm trồng và chăm sóc phù hợp, vườn cây ca cao xen dừa xiêm của ông Sang cho năng suất cao, mỗi năm, ông thu hoạch khoảng 11 tấn trái ca cao, bán với giá dao động từ 4.000 - 6.000 đồng/kg và 15.000 trái dừa Xiêm, giá bán bình quân 4.000 đồng/trái.
Năm 2014, ông Sang thu lãi gần 120 triệu đồng từ mô hình trồng trọt này.
Ngoài ông Sang, xã Phước Thạnh còn một vài hộ đã vươn lên thoát nghèo, có cuộc sống khá hơn nhờ trồng cây ca cao xen cây dừa.
Điển hình như: Ông Nguyễn Văn Tuấn, ngụ ấp Giáp Nước trồng gần 400 cây ca cao và 130 cây dừa Xiêm, trung bình mỗi tháng, ông thu lãi 9 triệu đồng, sau khi trừ tất cả chi phí.
Ông Nguyễn Văn Vũ, Chủ tịch Hội Nông dân xã cho biết:
"Với thổ nhưỡng phù hợp, kỹ thuật trồng đúng cách, mô hình trồng cây ca cao xen với cây dừa của các nông dân ở ấp Giáp Nước trong thời gian qua đạt hiệu quả kinh tế khá cao; thời gian tới, Hội sẽ tổ chức cho những nông dân có nhu cầu học tập mô hình trồng trọt này.
Đồng thời, tiếp tục tạo điều kiện vay vốn cho các nông dân có nhu cầu mở rộng diện tích trồng trọt ca cao xen dừa và mở các lớp chuyển giao khoa học - kỹ thuật trồng trọt cho nông dân."
Có thể bạn quan tâm

Sau 2 năm áp dụng mô hình sản xuất rau an toàn VietGAP, HTX Dịch vụ nông nghiệp Yên Viên (Gia Lâm, Hà Nội) đã tổ chức được nhiều hoạt động thương mại - dịch vụ năng động, luôn tìm hướng đi mới, thường xuyên cải tiến phương thức sản xuất, kinh doanh...

Ngày càng có nhiều nông dân cải tạo, lắp ráp máy móc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, hoạt động này lợi ích nhiều mà hiểm nguy cũng lắm nên nông dân cần được tiếp cận với kiến thức về chế tạo máy an toàn.

Thu nhập trên 2 tỷ đồng đồng/năm từ lan ngọc điểm (lan Đai Châu hay nghinh xuân), anh Lê Ngọc Bích ở khu phố 1, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh đã trở thành “đại gia”.

"Mọi mục tiêu trợ giúp phải đi đến cái đích cuối cùng là giúp người nông dân (ND) xóa đói nghèo, vươn lên giàu có..." - ông Hoàng Sương - Chủ tịch Hội nông dân Sơn La, tâm sự.

Tại Hội thảo “Tìm giải pháp quản lý chất lượng tôm giống” do Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận tổ chức mới đây, các đại biểu đều ủng hộ phương án phải kiểm tra chất lượng tôm giống bố mẹ từ nước ngoài.