Mô hình trồng cây ca cao xen cây dừa đạt hiệu quả kinh tế cao

Trong đó có một mô hình kinh tế ít tốn công chăm sóc mà cho thu nhập cao, đó là trồng cây ca cao xen với dừa Xiêm.
Ông Sang chăm sóc ca cao.
Chúng tôi đến thăm vườn ca cao xen dừa của nông dân Nguyễn Thanh Sang, ngụ ấp Giáp Nước được trồng cách đây 8 năm, được ông cho biết, trong một lần tham quan các mô hình phát triển kinh tế cho hiệu quả cao tại huyện Chợ Gạo, ông thấy hai loại cây này dễ trồng và mang lại thu nhập cao.
Năm 2007, ông quyết định đốn bỏ vườn cam sành, quýt đường cho năng suất thấp và bắt đầu trồng cây ca cao xen với dừa Xiêm, trong đó cây ca cao là chủ lực.
Hiện nay, với gần 6.000m2 đất, ông Sang trồng 500 cây ca cao và 120 cây dừa.
Ông cho biết:
"Cây ca cao và dừa là hai loại cây ít tốn công chăm sóc, nhưng để đạt hiệu quả cao, người trồng cần tưới nước, bón phân đầy đủ, sau mỗi lần thu hoạch ca cao phải cắt tỉa bớt những cành khô cằn, để tập trung dinh dưỡng cho trái phát triển; riêng đối với cây dừa Xiêm, thường xuyên vệ sinh, phun thuốc phòng trừ bọ cánh".
Nhờ có kinh nghiệm trồng và chăm sóc phù hợp, vườn cây ca cao xen dừa xiêm của ông Sang cho năng suất cao, mỗi năm, ông thu hoạch khoảng 11 tấn trái ca cao, bán với giá dao động từ 4.000 - 6.000 đồng/kg và 15.000 trái dừa Xiêm, giá bán bình quân 4.000 đồng/trái.
Năm 2014, ông Sang thu lãi gần 120 triệu đồng từ mô hình trồng trọt này.
Ngoài ông Sang, xã Phước Thạnh còn một vài hộ đã vươn lên thoát nghèo, có cuộc sống khá hơn nhờ trồng cây ca cao xen cây dừa.
Điển hình như: Ông Nguyễn Văn Tuấn, ngụ ấp Giáp Nước trồng gần 400 cây ca cao và 130 cây dừa Xiêm, trung bình mỗi tháng, ông thu lãi 9 triệu đồng, sau khi trừ tất cả chi phí.
Ông Nguyễn Văn Vũ, Chủ tịch Hội Nông dân xã cho biết:
"Với thổ nhưỡng phù hợp, kỹ thuật trồng đúng cách, mô hình trồng cây ca cao xen với cây dừa của các nông dân ở ấp Giáp Nước trong thời gian qua đạt hiệu quả kinh tế khá cao; thời gian tới, Hội sẽ tổ chức cho những nông dân có nhu cầu học tập mô hình trồng trọt này.
Đồng thời, tiếp tục tạo điều kiện vay vốn cho các nông dân có nhu cầu mở rộng diện tích trồng trọt ca cao xen dừa và mở các lớp chuyển giao khoa học - kỹ thuật trồng trọt cho nông dân."
Có thể bạn quan tâm

Dịch cúm gia cầm xảy ra ở VN vào thời điểm cuối năm 2003, đến nay đã hơn 10 năm. Thế nhưng đến nay dịch cúm vẫn hoành hành và gây thiệt hại rất nặng.

Cùng với tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra và cá ba sa, cá rô phi là một trong những loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao, không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa mà còn để xuất khẩu.

Mấy năm trở lại đây, cá lóc trở thành vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp người dân Đức Phổ (Quảng Ngãi) từng bước thoát nghèo. Tuy nhiên, trong khi người nuôi cá vui vì có thu nhập khá thì những hộ dân xung quanh lại phải “gánh” nỗi lo vì môi trường bị ô nhiễm.

"Nếu tôi là họ sẽ không tham gia dự án này vì chưa nhìn thấy hiệu quả. Thêm nữa, sẽ bấu víu vào đâu khi kịch bản xấu nhất xảy ra?"

Là địa phượng nằm trong vùng Dự án Hỗ trợ Tam nông, xã Bắc Sơn (Thuận Bắc - Ninh Thuận) có 4 thôn với dân số gần 8.550 người, sinh sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với đặc thù vùng cuối kênh Bắc thường thiếu nước sản xuất nên nhiều nông hộ đã đào ao tích nước phục vụ trồng trọt và nước uống cho đàn gia súc, gia cầm.