Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Trồng Cà Chua Ghép Trên Cây Cà Tím Trái Vụ Ở Võ Cường (Bắc Ninh)

Mô Hình Trồng Cà Chua Ghép Trên Cây Cà Tím Trái Vụ Ở Võ Cường (Bắc Ninh)
Ngày đăng: 13/12/2012

Mô hình trồng cà chua ghép trên thân cây cà tím trái vụ được Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bắc Ninh triển khai trình diễn ở phường Võ Cường (thành phố Bắc Ninh) từ vụ đông xuân năm 2010 đã cho thu nhập với năng suất cao gấp 2 đến 3 lần so với cây chính vụ, mở ra một hướng đi mới cho nông dân địa phương cũng như nông dân trên địa bàn toàn thành phố.

Dẫn chúng tôi đi thăm quan mô hình trồng cà chua trên cây cà tím trái vụ ở cánh đồng thuộc khu Xuân Ổ A, ông Nguyễn Tài Hòa, Phó Chủ tịch Hội Nông dân phường Võ Cường trao đổi: Trong các cây rau màu nông dân phường Võ Cường sản xuất thì cà chua là một trong những cây màu có giá trị kinh tế cao, trung bình 1 sào cho thu nhập từ 10 đến 15 triệu đồng tùy theo thời vụ sớm, chính vụ hoặc muộn. Để trồng cà chua đạt hiệu quả từ 15 triệu đồng/sào trở lên cần phải trồng trái vụ và giải pháp khả thi để thực hiện được việc này là sử dụng giống cà chua lai ghép trên gốc cà tím.

Sau khi Trung tâm Khuyến nông tỉnh làm thử nghiệm ứng dụng kỹ thuật lai ghép cà chua giống trên gốc cà tím ở một số điểm trong tỉnh, vụ hè thu năm 2010 phường Võ Cường được chọn làm điểm để trình diễn mô hình trồng cà chua lai ghép trên thân cây cà tím, hơn 20 hộ nông dân tham gia mô hình đã được các cán bộ kỹ thuật của Viện rau quả (trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội) và Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật về phương pháp trồng, chăm bón và phòng trừ sâu bệnh trên cây cà chua. Sau vụ đầu thu hoạch, giống cà chua này cho năng suất 20 tấn/1 sào, giá trị kinh tế từ 30 đến 40 triệu đồng/1 sào.

Trồng cà chua ghép trên gốc cà tím trái vụ thích hợp nhất là vào đầu tháng 8 dương lịch. Ưu điểm của giống cà chua ghép trên gốc cà tím là có khả năng chống chịu nhiệt và kháng bệnh cao, thích hợp trồng trái vụ. Điều quan trọng nhất là cà chua được ghép trên gốc cà tím có bộ rễ khỏe và phát huy thế mạnh của gốc cà tím nên khả năng chống các bệnh khó khắc phục ở cà chua như: Bệnh héo xanh, héo vàng, khô đầu lá, bệnh lở cổ dễ… hầu như được khống chế.

Gia đình bà Nguyễn Thị Liên - ở khu Xuân Ổ A - phường Võ Cường là một trong những hộ tiên phong đưa giống cà chua ghép trên gốc cà tím vào trồng trái vụ. Từ năm 2010, bà Liên đưa vào trồng thử nghiệm 1 sào và tuân thủ theo đúng hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật nên đạt tỷ lệ sống gần 100%, cho năng suất cao, thu hoạch trái vụ với giá bán trung bình từ 10.000 - 12.000 đồng/kg, trừ chi phí gia đình bà thu lãi được hơn 20 triệu đồng.

Từ thành công này, vụ đông xuân năm nay, gia đình bà Liên tiếp tục duy trì diện tích và đến thời điểm này toàn bộ diện tích cà chua trái vụ của gia đình chị đang bắt đầu được thu hoạch. Bà Liên cho biết: “Trồng trái vụ giống cà chua ghép không khó, cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật từ cách trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch… sẽ thành công”.

Thành công của mô hình trồng cà chua trái vụ lai ghép trên thân cây cà tím ở Võ Cường đã mở ra một hướng phát triển mới cho ngành nông nghiệp của thành phố theo hướng công nghệ cao, việc áp dụng TBKT trồng cà chua ghép trên gốc cà tím sẽ mở ra nhiều triển vọng để nâng cao hệ số sử dụng đất. Nhân giống cà chua ghép thành công sẽ thay thế một phần diện tích trồng cà chua truyền thống ở các địa phương góp phần từng bước thay đổi cơ cấu thời vụ. Đây chính là mô hình cây trồng mới, cho hiệu quả kinh tế cao mà các địa phương khác trên địa bàn Thành phố cần áp dụng và nhân rộng.


Có thể bạn quan tâm

Lao đao ngành chăn nuôi gia cầm gà ngoại đè chết gà nội Lao đao ngành chăn nuôi gia cầm gà ngoại đè chết gà nội

Việc thịt gà nhập ngoại tràn ngập thị trường đã gióng lên hồi chuông báo động với ngành chăn nuôi Việt Nam. Nếu không có biện pháp ứng phó kịp thời, chăn nuôi gia cầm trong nước sẽ không có “cửa” phát triển.

10/08/2015
Ninh Thuận quy hoạch đồng cỏ phục vụ chăn nuôi bền vững Ninh Thuận quy hoạch đồng cỏ phục vụ chăn nuôi bền vững

Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận vừa phê duyệt quy hoạch đồng cỏ và vùng chăn nuôi gia súc có sừng đến năm 2020.

10/08/2015
Tăng nguồn thức ăn cho bò với mô hình rơm ủ Urê Tăng nguồn thức ăn cho bò với mô hình rơm ủ Urê

Theo đề án tái cơ cấu Ngành nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng, phấn đấu đến năm 2020 đàn bò sữa của tỉnh đạt 17.800 con, tăng hơn 10.000 con so với tổng số đàn bò hiện tại. Khi đó vấn đề thức ăn cho bò sẽ trở thành mối lưu tâm hàng đầu của nông hộ.

10/08/2015
Tìm giải pháp gỡ khó cho ngành sữa Tìm giải pháp gỡ khó cho ngành sữa

Trước làn sóng đầu tư được dự báo là rất lớn khi Việt Nam gia nhập Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), ngành chăn nuôi, tiêu thụ sữa tươi của Hà Nội sẽ đứng trước nhiều thách thức.

10/08/2015
Thuần hóa giống gà Đông Tảo ở Lâm Hà (Lâm Đồng) Thuần hóa giống gà Đông Tảo ở Lâm Hà (Lâm Đồng)

Nhà nông trẻ Nguyễn Văn Nam (sinh năm 1986) đã mạnh dạn chuyển đổi cả ngàn mét vuông diện tích đất trồng mía để xây dựng chuồng trại chăn nuôi “thuần hóa” giống gà Đông Tảo (một giống gà đặc hữu và quý hiếm của Việt Nam) tại thôn 3, xã Mê Linh, Lâm Hà, Lâm Đồng đạt thu nhập tăng cao mỗi tháng.

10/08/2015