Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Trồng Ca Cao Xen Canh Trong Vườn Dừa

Mô Hình Trồng Ca Cao Xen Canh Trong Vườn Dừa
Ngày đăng: 03/08/2013

Trước thông tin gần đây nông dân ở một số tỉnh ồ ạt đốn ca cao để trồng cây khác có hiệu quả kinh tế hơn, ông Trần Văn Nhịn, Trưởng Ban Quản trị Hợp tác xã (HTX) Ca cao Chợ Gạo (Tiền Giang) khẳng định: “Không có cây gì trồng xen vườn dừa hiệu quả hơn cây ca cao”.

Giá thấp nhưng vẫn có lời

Đã 8 năm kể từ khi tham gia dự án trồng ca cao xen vườn dừa đến nay, chú Lê Văn Hạnh, ấp Bình Trung (Thạnh Nhựt, Gò Công Tây - Tiền Giang) vẫn khẳng định sự lựa chọn của mình là đúng đắn. Chú Hạnh cho biết, sau giải phóng chú trồng dừa, sau đó đốn dừa chuyển sang trồng xoài, bưởi nhưng không hiệu quả để rồi cuối cùng vẫn chọn lại cây dừa.

Theo chú, cây dừa có ưu thế là rất thích hợp với vùng đất này, dễ trồng nhưng có nhược điểm là giá khá bấp bênh và thu nhập thường không cao. Vì thế, mô hình trồng ca cao xen vườn dừa ra đời đã giải quyết được phần nào những băn khoăn trên.

“Xen ca cao vào vườn dừa không những không ảnh hưởng đến cây dừa mà còn giúp nông dân tăng nguồn thu. Thực tế, từ năm 2005 đến nay mô hình đã phát huy hiệu quả. Dù hiện nay giá ca cao tương đối thấp, khoảng 3.000 - 3.500 đồng/kg trái tươi nhưng thu hoạch vẫn có lời và không thua kém gì thu nhập từ dừa. Hiện nay, giá dừa đang ở mức thấp, nếu chỉ trông chờ vào nguồn thu từ cây công nghiệp này nông dân sẽ rất khó khăn. Nhờ có nguồn thu nhập thêm từ ca cao mà cuộc sống người trồng dừa đã bớt phần nào khó khăn” - Chú Hạnh nói.

Đến vườn ca cao xen canh dừa của ông Đào Văn Năm, ấp An Phú (An Thạnh Thủy, Chợ Gạo) vào thời điểm cuối tháng 7, hỏi về tính hiệu quả của mô hình xen canh này, ông cho biết: Lúc đầu gia đình trồng 200 cây ca cao xen trong vườn dừa, do hao hụt hiện còn 100 cây. Với ngần ấy số cây đang cho trái, trung bình từ nửa tháng đến 1 tháng ông thu hoạch từ 70 - 100 kg.

Với mức giá thấp như hiện nay, vườn ca cao của ông cho thu nhập từ 200.000 - 350.000 đồng, cộng với nguồn thu từ dừa thì thấp nhất mỗi tháng cũng thu được từ 1,5 - 2 triệu đồng/1 tháng. “Tôi thử hỏi có cây nào, mô hình nào mà chỉ cần bỏ công chăm sóc 1 lần là đã cung cấp dinh dưỡng cho 2 cây, dễ trồng, chi phí không thêm nhiều, góp phần tăng thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích không? Dù thế nào tôi cũng không đốn ca cao. Ở đâu không biết chứ ở vùng này, tôi có thể nói không có cây gì trồng hiệu quả hơn cây dừa, ca cao”- ông Năm nói.

Thực tế những năm qua cho thấy, mô hình trồng ca cao xen canh dừa đã giúp tăng thu nhập, giảm bớt khó khăn cho nông dân khi giá dừa sụt giảm mạnh. Ông Trần Văn Nhịn, Trưởng Ban Quản trị HTX Ca cao Chợ Gạo cho biết, giá cả có lúc cao, lúc thấp theo biến động giá ca cao trên thế giới nhưng thường dao động trong khoảng 3.000 - 5.000 đồng/kg.

Nếu được chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật, lợi nhuận sẽ đảm bảo (dù không cao nhưng ổn định), qua đó giúp nông dân tăng thêm thu nhập, ổn định cây trồng. Từ đó ông Nhịn khẳng định, ở vùng đất này không có cây gì trồng xen cây dừa hiệu quả hơn cây ca cao do chi phí thấp, thổ nhưỡng thích hợp mà không gây ảnh hưởng đến cây dừa, đầu ra lại đảm bảo.

“Hiện nay, HTX có 22 điểm thu mua phân bố rộng khắp cùng với những điểm thu mua của tư nhân nên cơ bản đáp ứng đầu ra cho trái cây này. Ngoài ra, HTX còn lập ra đội hướng dẫn kỹ thuật trồng ca cao, xây dựng vườn trình diễn để qua đó giúp cho xã viên tham gia mô hình xen canh đạt hiệu quả cao. Đó là lý do đến thời điểm này xã viên nói riêng và nông dân trồng ca cao xen canh vườn dừa trong vùng nói chung vẫn gắn bó với mô hình này”- ông Nhịn nói.

Cần tuân thủ kỹ thuật và trồng theo quy hoạch

“Qua đài, báo thấy mô hình ca cao xen canh có hiệu quả, tôi đến Láng Biển mua về trồng, rồi tự lần mò học hỏi cách chăm sóc. Đến nay, một số cây đã ra hoa, một số cây đang cho trái. Tuy nhiên, do không rành cách chăm sóc nên phần lớn cây cho năng suất không cao.

Để trồng ca cao có hiệu quả, tới đây tôi sẽ xin tham gia HTX để được hỗ trợ kỹ thuật, tạo điều kiện thuận lợi về đầu ra, được cập nhật thông tin về tình hình giá cả ca cao trên thế giới, trong nước và khu vực…” - anh Hồ Văn Cu, ấp Tân Thành, xã Tân Thuận Bình cho biết như thế khi đến HTX Ca cao Chợ Gạo tìm hiểu kỹ thuật trồng ca cao.

Không chỉ ở Chợ Gạo, Gò Công Tây, thời gian qua mô hình còn được phát triển sang huyện Tân Phú Đông và gần đây là ở huyện Châu Thành. Tuy nhiên, có một số diện tích đạt hiệu quả thấp dẫn đến nông dân không quan tâm chăm sóc hay chuyển đổi sang cây trồng khác.

Theo Phòng NN&PTNT huyện Châu Thành, toàn huyện có khoảng 170 ha ca cao xen canh. Thời gian qua, có một số nhà vườn đốn vườn ca cao và chuyển sang trồng cây khác với diện tích ước tính trên 10 ha, chủ yếu tập trung ở vườn xen cây ăn trái đã già cỗi. Hầu hết diện tích còn lại, nông dân tiếp tục giữ mô hình xen canh này.

Còn tại huyện Tân Phú Đông, ông Nguyễn Văn Hải, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện cho biết, toàn huyện đã trồng trên 100 ha ca cao xen vườn dừa. Thời gian qua, giá ca cao không ổn định đã gây tâm lý lo ngại trong nông dân. Tuy nhiên, phần lớn là những hộ trồng theo phong trào, trồng trên vùng đất thấp, thoát nước không tốt, không nắm vững kỹ thuật trồng nên hiệu quả không cao, một số vườn bị chết cây. Trong khi đó, đối với những diện tích trồng đúng kỹ thuật, mô hình vẫn đạt hiệu quả tốt.

“Để phát triển mô hình ca cao xen canh vườn dừa hiệu quả, bền vững, thời gian tới, dự án phát triển ca cao của tỉnh cần tăng cường hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân” - ông Hải đề xuất. Theo các nhà chuyên môn, việc trồng ca cao xen vườn dừa là hướng đi bền vững. Song, trước mắt để trồng đạt hiệu quả, nông dân cần tuân thủ kỹ thuật và trồng trên vùng thổ nhưỡng thích hợp.


Có thể bạn quan tâm

Tây Ninh Phấn Đấu Cuối Tháng Ba Kết Thúc Vụ Thu Hoạch Mía Tây Ninh Phấn Đấu Cuối Tháng Ba Kết Thúc Vụ Thu Hoạch Mía

Sau 9 ngày nghỉ tết, hôm 24.2 (mùng 6 Tết), các nhà máy đường trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đã đồng loạt hoạt động trở lại, tiếp nhận mía của nông dân, phấn đấu đến cuối tháng 3.2015 sẽ kết thúc vụ thu hoạch, chế biến mía đường niên vụ 2014 - 2015, sớm hơn vụ chế biến năm ngoái khoảng gần một tháng.

28/02/2015
Rau Xanh… Ngày Tháng Rau Xanh… Ngày Tháng

Theo ngày tháng, các loại rau xanh cứ lặng lẽ từ nhà vườn ra chợ vào từng gian bếp, lên bàn ăn của mỗi gia đình. Từ gốc gác cội nguồn thảo mộc tự nhiên bước vào nền văn minh nông nghiệp khi được thuần hóa, trồng trọt trên thổ nhưỡng, nền nhiệt riêng biệt mà tạo ra những thứ rau đặc sản vùng miền.

28/02/2015
Mô Hình Vườn Rau Sạch Trên Không Mô Hình Vườn Rau Sạch Trên Không

Chủ vườn rau sạch này là ông Lê Phước Thọ (ở ấp An Thuận, thị trấn An Phú, huyện An Phú, An Giang), nguyên là một cán bộ Sở Tài Nguyên – Môi trường. Thời đương nhiệm, ông được cử đi cùng nhiều đoàn tham quan học hỏi ở nhiều nước về xây dựng nông thôn mới (NTM), trong đó có cách trồng rau sạch.

28/02/2015
Hỗ Trợ Trồng Cây Đinh Lăng Làm Dược Liệu Hỗ Trợ Trồng Cây Đinh Lăng Làm Dược Liệu

Trung tâm Khoa học và Môi trường huyện Tân Yên (Bắc Giang) đang triển khai mô hình trồng cây đinh lăng với quy mô 5 sào tại hai xã Việt Ngọc và Ngọc Vân với kinh phí gần 40 triệu đồng từ nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ của huyện. Tham gia mô hình, nông dân được hỗ trợ 60 % giá giống, vật tư và hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc.

28/02/2015
Triển Khai Mô Hình Ruộng Lúa, Bờ Hoa Tại Các Tỉnh Miền Bắc Triển Khai Mô Hình Ruộng Lúa, Bờ Hoa Tại Các Tỉnh Miền Bắc

Trong khuôn khổ Dự án Legato “Kỹ thuật thâm canh và công nghệ sinh thái- Công cụ đánh giá rủi ro và cơ hội của hệ thống sản xuất lúa nước” của Đức và các quốc gia Đông Nam Á khác, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật cùng với Viện Chính sách và Quản lý - Trường đại học KHXH&NV – đại diện ban điều phối Dự án đã thiết lập “Mô hình công nghệ sinh thái trong sản xuất lúa nước” triển khai tại 3 tỉnh Hải Dương, Vĩnh Phúc và Lào Cai.

28/02/2015