Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Trồng Bầu Trên Đất Ruộng Có Hiệu Quả Kinh Tế

Mô Hình Trồng Bầu Trên Đất Ruộng Có Hiệu Quả Kinh Tế
Ngày đăng: 14/01/2014

Thành công của mô hình trồng bầu trên đất ruộng cho thấy nếu nông dân biết cách trồng theo mùa vụ thích hợp, đáp ứng được nhu cầu thị trường thì hiệu quả mang lại sẽ rất khả quan, góp phần trong phát triển kinh tế gia đình và thực hiện tốt công tác giảm nghèo ở địa phương.

Hộ anh Phạm Văn Lên ở ấp I, xã Châu Khánh, huyện Long Phú (Sóc Trăng) trước đây trồng lúa hiệu quả không cao vì lúa không có giá và chi phí đầu vào tăng nên anh quyết định chuyển 1.600 m2 đất ruộng sang trồng bầu. Nhờ siêng năng, biết áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất nên sau gần 2 tháng chăm sóc bầu phát triển tốt, mỗi dây cho khoảng 30 đến 40 trái, được thương lái mua với giá 3.500 đồng/kg, đến nay anh đã thu hoạch được gần 8 tấn, dự kiến đến hết tháng 12 này anh sẽ thu hoạch thêm hơn 2 tấn trái nữa, trừ hết các khoản chi phí lợi nhuận cũng khá hấp dẫn.

Anh Lên cho biết: “Tôi có một công đất nên không đủ sống, làm lúa giá cả bấp bênh quá, có năm nước mặn xâm nhập còn bị thất mùa. Thấy vậy tôi lên liếp trồng hoa màu luôn tới bây giờ, sau khi trừ hết chi phí 1 vụ cũng lãi được 30 - 40 triệu đồng”.

Ở xã Châu Khánh hiện nay mô hình trồng bầu là hiệu quả nhất, do ít sâu bệnh, chi phí đầu tư thấp, thời gian sinh trưởng ngắn lại thu hoạch kéo dài hơn 2 tháng và ít người trồng, khi thu hoạch ít cạnh tranh với các loại màu khác nên có giá cao và được thị trường ưu chuộng.

So với trồng lúa, trồng bầu cho lợi nhuận cao gấp 5 – 7 lần, nhờ vậy mà gia đình anh Lên đã có cuộc sống no ấm. Ông Quách Chói – Phó Ban nhân dân ấp I cho biết: “Anh Lên trồng bầu dưới chân ruộng được hơn một công, nhưng đem lại hiệu quả kinh tế rất, từ đó đã giúp anh vươn lên để thoát nghèo. Qua mô hình của anh, bà con xung quanh có học hỏi làm theo và cũng đem lại hiệu quả kinh tế rất cao”.

Ông Nguyễn Văn Đương – Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Châu Khánh cho biết: “Hiện nay cây bầu cho thu nhập cao gấp 5 – 7 lần so với trồng lúa. Vì thế, Hội Nông dân định hướng nhân rộng mô hình này để tái cơ cấu về mùa vụ, đồng thời vận động bà con đưa màu xuống chân ruộng để tạo công ăn việc làm tại địa phương”.

Thành công của mô hình trồng bầu trên đất ruộng cho thấy nếu nông dân biết cách trồng theo mùa vụ thích hợp, đáp ứng được nhu cầu thị trường thì hiệu quả mang lại sẽ rất khả quan, góp phần trong phát triển kinh tế gia đình và thực hiện tốt công tác giảm nghèo ở địa phương.


Có thể bạn quan tâm

Đánh Giá Mô Hình Nuôi Cá Lồng Tại Vùng Tái Định Cư Thủy Điện Sơn La Đánh Giá Mô Hình Nuôi Cá Lồng Tại Vùng Tái Định Cư Thủy Điện Sơn La

Ngày 20 tháng 4 năm 2013, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (TTKNQG) phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Quỳnh Nhai (Sơn La) đã tiến hành đánh giá các mô hình nuôi trồng thủy sản tại điểm tái định cư xã Mường Giàng.

27/04/2013
Doanh Nghiệp Chăn Nuôi FDI Đẩy Giá Trứng Tăng Cao Từng Ngày Doanh Nghiệp Chăn Nuôi FDI Đẩy Giá Trứng Tăng Cao Từng Ngày

Theo Hiệp hội chăn nuôi Việt Nam, giá trứng hơn một tuần nay đang bị các doanh nghiệp chăn nuôi FDI đẩy giá tăng từng ngày.

27/04/2013
Sầu Riêng Được Mùa, Giá Bình Ổn Ở Đạ Huoai (Lâm Đồng) Sầu Riêng Được Mùa, Giá Bình Ổn Ở Đạ Huoai (Lâm Đồng)

Được biết, vụ mùa sầu riêng ở huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng) năm 2013 vừa được mùa, và giá vẫn bình ổn (không tăng, không giảm). Chị Nguyễn Thị Minh Hằng, tiểu thương đã có 10 năm buôn bán sầu riêng ở xã Hà Lâm (huyện Đạ Huoai), cho biết: “Tôi thường đi vào tận vườn để mua sầu riêng, rồi chuyển ra Bắc bán cho thương lái.

27/04/2013
Mô Hình Nuôi Cá Chép Nhật Thương Phẩm, Hiệu Quả Kinh Tế Ở Thành Phố Hồ Chí Minh Mô Hình Nuôi Cá Chép Nhật Thương Phẩm, Hiệu Quả Kinh Tế Ở Thành Phố Hồ Chí Minh

Cá chép Nhật có tên theo tiếng Nhật là Nishiki Koi (có nghĩa là cá chép có màu gấm). Nét độc đáo mà cá chép Nhật thu hút các nghệ nhân và những người thưởng ngoạn cá cảnh là sự đa dạng về màu sắc, hình dạng và kiểu vẩy, vây của cá, nhất là vây đuôi. Cá sống vùng nước ngọt, có thể sống trong môi trường nước có độ mặn 6 phần ngàn, hàm lượng oxy trong bể nuôi tối thiểu: 2,5 mg/l, độ pH từ 6,5 - 8, nhiệt độ nước thích hợp: 25 – 30 C. Cá chép Nhật rất thích hợp và sinh trưởng tốt với điều kiện nuôi tại Việt Nam.

29/04/2013
Người Nuôi Tôm Sú Và Tôm Thẻ Chân Trắng Tại Tân Phú Đông Đang Gặp Khó Ở Tiền Giang Người Nuôi Tôm Sú Và Tôm Thẻ Chân Trắng Tại Tân Phú Đông Đang Gặp Khó Ở Tiền Giang

Trong những năm gần đây, nghề nuôi tôm đã đem lại hiệu quả kinh tế khá cao cho bà con, tuy nhiên nghề này vẫn tồn tại những rủi ro rất cao, thậm chí có những vụ nhiều bà con phải mất trắng. Với thời điểm hiện tại khi tình hình thời tiết diễn biến phức tạp kèm theo các biện pháp kiểm soát chất lượng về môi trường nước, phòng ngừa dịch bệnh trên diện tích ao tôm vẫn còn nhiều hạn chế, nên việc tôm bị nhiễm bệnh và chết hàng loạt trong thời gian qua là điều không thể tránh khỏi, gây thiệt hại rất lớn đến với các hộ nuôi. Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Phú Đông, toàn huyện hiện có 49 ha với 44 triệu con giống đang bị nhiễm bệnh hoại tử gan tụy và đốm trắng.

29/04/2013