Mô Hình Trồng Bắp Lai Thương Phẩm Ở Phước Đại

Sau 4 tháng triển khai thực hiện mô hình trồng bắp lai thương phẩm, đến nay người dân xã Phước Đại (Bác Ái) đã thu hoạch với năng suất và hiệu quả kinh tế đạt cao.
Nằm trong Chương trình 135, giai đoạn II năm 2012 của tỉnh, với kinh phí thực hiện 200 triệu đồng, mô hình được triển khai từ tháng 4 tại 4 thôn trong xã, với diện tích 17 ha, gồm 41 hộ. Người dân tham gia mô hình được hỗ trợ giống bắp, thuốc, phân bón. Giống bắp sử dụng là SSC 586, đây là loại giống bắp lai ngắn ngày, thời gian từ 86-92 ngày, sinh trưởng mạnh, thích nghi với nhiều loại đất, trồng được nhiều vụ trong năm.
Trước khi thực hiện mô hình, xã đã triển khai khâu làm đất và tập huấn cho bà con về kỹ thuật trồng bắp lai thương phẩm. Trong quá trình thực hiện, cán bộ khuyến nông xã đã đến từng hộ dân, từng khu ruộng hướng dẫn tận tình về kỹ thuật canh tác bắp lai cho bà con: từ khâu làm đất, phân luống, phân ô, phân chia đường nước được thuận lợi, đến cách chăm sóc, bón phân, làm cỏ, theo nước….
Đến nay, bà con đã thu hoạch xong vụ bắp lai, năng suất đạt 40-50 tạ/ha, tăng gấp 5-6 lần so với bắp địa phương. Với giá bán từ 5.800-5.900/kg, trừ chi phí bà con thu lãi từ 12-13 triệu đồng/ ha. Đang phơi bắp mới thu hoạch về, anh Katơr Nhát, thôn Tà Lú 3 phấn khởi: “Trước kia nhà mình trồng bắp địa phương, với 2,5 sào đất, chỉ thu được hơn 1,6 tạ. Khi trồng bắp lai này, mình thấy năng suất rất đạt, thu hơn 10 tạ”.
Trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, sản xuất nông nghiệp vùng cao còn gặp nhiều khó khăn, thành công từ mô hình trồng bắp lai thương phẩm đang tạo tiền đề thuận lợi cho việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng để nâng cao đời sống cho người dân ở Phước Đại.
Có thể bạn quan tâm

Trong khi phần lớn các ao nuôi truyền thống đang bị bỏ hoang, nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp theo hình thức lót bạt ở huyện Vạn Ninh lại cho thu nhập rất cao. Thời điểm này, địa phương đang thu hoạch rộ tôm chân trắng được nuôi theo hình thức này. Nhiều hộ nuôi cũng có thu nhập cao nhờ đầu tư bài bản, chú trọng đến yếu tố môi trường .

Trong lúc người chăn nuôi heo đang loay hoay với bài toán thị trường thì việc liên kết tiêu thụ sản phẩm giữa Hợp tác xã (HTX) chăn nuôi heo Phú Bình với Công ty TNHH MTV Việt Nam kỹ nghệ súc sản (Vissan) giúp người nuôi an tâm phát triển đàn heo.

Với quyết định táo bạo làm phòng máy lạnh nuôi lợn, thu nhập của chị Ngô Thị Chúc (46 tuổi) ở thôn Nam Sơn, Hoà Tiến, Hoà Vang, Đà Nẵng) đã tăng gấp đôi.

Trận lũ lớn ngày 15.11, nước lũ lên nhanh đã làm ngập Trạm Nghiên cứu thực nghiệm khoa học-công nghệ (KHCN) của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KHCN Bình Định (thuộc xã Phước An, huyện Tuy Phước). Nước lũ cao từ 0,5-1,2m đã làm ngập, cuốn trôi, hư hại hàng chục ngàn cây giống cấy mô và một số thiết bị bị hư hại.

Sau khi xây dựng thành công đề tài: “Ứng dụng chế phẩm nấm xanh Ometar trừ rầy nâu hại lúa” quy mô nông hộ tại 6 xã trồng lúa trọng điểm là: xã Ngãi Tứ và Mỹ Lộc (Tam Bình), xã Hiếu Phụng và Hiếu Nhơn (Vũng Liêm), xã Hựu Thành và Hòa Bình (Trà Ôn), mới đây Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long đã quyết định công nhận và cho phép công bố kết quả đề tài này.