Mô Hình Trồng Bắp Lai Thương Phẩm Ở Phước Đại

Sau 4 tháng triển khai thực hiện mô hình trồng bắp lai thương phẩm, đến nay người dân xã Phước Đại (Bác Ái) đã thu hoạch với năng suất và hiệu quả kinh tế đạt cao.
Nằm trong Chương trình 135, giai đoạn II năm 2012 của tỉnh, với kinh phí thực hiện 200 triệu đồng, mô hình được triển khai từ tháng 4 tại 4 thôn trong xã, với diện tích 17 ha, gồm 41 hộ. Người dân tham gia mô hình được hỗ trợ giống bắp, thuốc, phân bón. Giống bắp sử dụng là SSC 586, đây là loại giống bắp lai ngắn ngày, thời gian từ 86-92 ngày, sinh trưởng mạnh, thích nghi với nhiều loại đất, trồng được nhiều vụ trong năm.
Trước khi thực hiện mô hình, xã đã triển khai khâu làm đất và tập huấn cho bà con về kỹ thuật trồng bắp lai thương phẩm. Trong quá trình thực hiện, cán bộ khuyến nông xã đã đến từng hộ dân, từng khu ruộng hướng dẫn tận tình về kỹ thuật canh tác bắp lai cho bà con: từ khâu làm đất, phân luống, phân ô, phân chia đường nước được thuận lợi, đến cách chăm sóc, bón phân, làm cỏ, theo nước….
Đến nay, bà con đã thu hoạch xong vụ bắp lai, năng suất đạt 40-50 tạ/ha, tăng gấp 5-6 lần so với bắp địa phương. Với giá bán từ 5.800-5.900/kg, trừ chi phí bà con thu lãi từ 12-13 triệu đồng/ ha. Đang phơi bắp mới thu hoạch về, anh Katơr Nhát, thôn Tà Lú 3 phấn khởi: “Trước kia nhà mình trồng bắp địa phương, với 2,5 sào đất, chỉ thu được hơn 1,6 tạ. Khi trồng bắp lai này, mình thấy năng suất rất đạt, thu hơn 10 tạ”.
Trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, sản xuất nông nghiệp vùng cao còn gặp nhiều khó khăn, thành công từ mô hình trồng bắp lai thương phẩm đang tạo tiền đề thuận lợi cho việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng để nâng cao đời sống cho người dân ở Phước Đại.
Có thể bạn quan tâm
Nghề nuôi chim yến trong nhà đã hình thành và đang phát triển với nhiều triển vọng, được cộng đồng rất quan tâm.

Hơn 40 năm "bén duyên" trên vùng đất phù sa màu mỡ của cù lao Ngũ Hiệp (huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang), cây sầu riêng đã giúp nhiều nông dân trở thành triệu phú nhờ chuyên canh loại cây trồng đặc sản này, điển hình như ông Dương Văn Đây (sinh năm 1955), ngụ ấp Long Quới, nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi cấp tỉnh.

Đến thời điểm này, ở các xã Thanh Mai, Thanh Vận, Mai Lạp và Hòa Mục huyện Chợ Mới, sâu ong gây hại cây mỡ đã lan trên diện rộng, địa phương đang thực hiện các biện pháp diệt trừ.

Đó là anh Trương Văn Thắng ở thôn Nà Nọi, thị trấn Nà Phặc (Ngân Sơn). Khởi nghiệp với nhiều khó khăn vất vả, nhưng với quyết tâm và sự nỗ lực vươn lên, anh đã thành công với việc phát triển mô hình chăn nuôi và kinh doanh dịch vụ, đem lại thu nhập cao.

Hiện nay, khi nghề chăn nuôi nhỏ lẻ đang gặp khó khăn về thị trường, giá cả không ổn định dẫn đến hiệu quả kinh tế của người chăn nuôi lợn không cao. Tuy nhiên, tại Hợp tác xã Đức Mai, xã Quân Bình (Bạch Thông) đang phát triển mô hình chăn nuôi lợn cho năng suất và hiệu quả kinh tế ổn định...