Mô Hình Trình Diễn Phân Super Trên Cây Lúa Vụ Hè Thu 2014

Nhằm đánh giá lại kết quả thực hiện mô hình trình diễn phân lân trên vùng đất phèn làm cơ sở nhân rộng, ngày 26/8/14, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bạc Liêu phối với nhà máy Super phốt phát Long Thành cùng địa phương tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình trình diễn "Phân Super lân Long thành trên cây lúa vụ Hè Thu năm 2014".
Đến dự buổi hội thảo có lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông - Khuyến, đại diện chính quyền địa phương, đại diện nhà máy Super phốt phát Long Thành và gần 30 bà con nông dân địa phương tham dự
Mô hình trình diễn tại hộ ông Lê Văn Lượng, ở ấp Long Thành, thị trấn Phước Long, huyện Phước Long, quy mô 1,2 ha trong đó: 1 ha sử dụng phân Super lân Long Thành; 0,2 ha không sử dụng phân Super lân làm đối chứng, trong quá trình thực hiện chủ hộ áp dụng đúng theo quy trình đã thống nhất với cán bộ kỹ thuật như: bón đúng thời gian và liều lượng, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ sâu bệnh.
Tại buổi hội thảo nông dân được trực tiếp tham quan mô hình đều có nhận xét chung việc sử dụng phân Super lân Long Thành trên đồng đất nhiều phèn Phước Long là rất phù hợp, giúp cây lúa phát triển tốt, đạt năng suất. Theo đánh giá, ruộng trình diễn có năng suất 6,8 tấn/ha, cao hơn ruộng đối chứng khoảng 200 kg lúa/ha, phân đạm giảm 50 kg/ha, chi phí giảm khoảng 1 triệu đồng/ha, lợi nhuận cao hơn ruộng đối chứng khoảng 1,2 triệu đồng/ha.
Sau buổi buổi hội thảo, bà con nông dân được ông Nguyễn Phương Hùng, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến Trung tâm Khuyến nông - Khuyến nêu lên mục đích, ý nghĩa của việc sử dụng phân bón cho cây lúa trong từng giai đoạn phát triển, nhằm giảm chi phí, tăng năng suất, nâng cao giá trị sản phẩm, cải tạo độ phì của đất, tăng thu nhập cho người trồng lúa, hạn chế ô nhiễm môi trường, góp phần cân bằng hệ sinh thái trong điều kiện thời tiết; khí hậu biến đổi bất thường như hiện nay.
Ngoài ra, bà con nông dân tham dự hội thảo được nghe Thạc sĩ Trần Thị Hồng Thắm, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Đồng Tháp Mười, giới thiệu một số vùng phèn nặng ở đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là vùng Đồng Tháp Mười, đánh giá hiệu quả của việc sử dụng phân lân trên cây lúa cùng cách sử dụng các loại phân khác trên cây lúa, trong từng giai đoạn có hiệu quả nhất trên vùng đất nhiễm phèn.
Có thể bạn quan tâm

Các loại rau quả gồm húng quế, ớt ngọt, cần tây, mướp đắng, mùi tàu vẫn tạm ngừng cấp phép xuất khẩu sang EU để kiểm soát tốt hơn công tác kiểm dịch.

Chỉ với 3 ha đất vườn, bình quân mỗi năm gia đình ông Vành Trọng Loan, tổ dân phố 2, thị trấn Quảng Phú (Cư M’gar - Đắk Lắk) thu về hơn 300 triệu đồng nhờ trồng sầu riêng xen tiêu và cà phê.

Gần một tuần nay, dọc sông Bồ, đoạn chảy qua địa phận 2 thôn Phước Yên và La Vân Thượng xảy ra tình trạng cá nuôi lồng chết trắng nổi trên sông một cách bất thường, gây lo lắng cho bà con nông dân.

Tuổi đời vườn tiêu tại các tỉnh Tây Nguyên cũng như khu vực Đông Nam Bộ đã giảm từ 20 – 25 năm xuống còn 10 – 12 năm do ảnh hưởng của bệnh dịch, thuốc kích thích và tình trạng bón nhiều phân đạm của nông dân trong thời gian qua.

Việc nuôi cá bằng lồng bè ở hồ chứa Thủy điện Sông Tranh 2 để tạo công ăn việc làm, góp phần cải thiện sinh kế cho người dân bị ảnh hưởng bởi dự án thủy điện này.