Mô Hình Trình Diễn Phân Super Trên Cây Lúa Vụ Hè Thu 2014

Nhằm đánh giá lại kết quả thực hiện mô hình trình diễn phân lân trên vùng đất phèn làm cơ sở nhân rộng, ngày 26/8/14, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bạc Liêu phối với nhà máy Super phốt phát Long Thành cùng địa phương tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình trình diễn "Phân Super lân Long thành trên cây lúa vụ Hè Thu năm 2014".
Đến dự buổi hội thảo có lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông - Khuyến, đại diện chính quyền địa phương, đại diện nhà máy Super phốt phát Long Thành và gần 30 bà con nông dân địa phương tham dự
Mô hình trình diễn tại hộ ông Lê Văn Lượng, ở ấp Long Thành, thị trấn Phước Long, huyện Phước Long, quy mô 1,2 ha trong đó: 1 ha sử dụng phân Super lân Long Thành; 0,2 ha không sử dụng phân Super lân làm đối chứng, trong quá trình thực hiện chủ hộ áp dụng đúng theo quy trình đã thống nhất với cán bộ kỹ thuật như: bón đúng thời gian và liều lượng, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ sâu bệnh.
Tại buổi hội thảo nông dân được trực tiếp tham quan mô hình đều có nhận xét chung việc sử dụng phân Super lân Long Thành trên đồng đất nhiều phèn Phước Long là rất phù hợp, giúp cây lúa phát triển tốt, đạt năng suất. Theo đánh giá, ruộng trình diễn có năng suất 6,8 tấn/ha, cao hơn ruộng đối chứng khoảng 200 kg lúa/ha, phân đạm giảm 50 kg/ha, chi phí giảm khoảng 1 triệu đồng/ha, lợi nhuận cao hơn ruộng đối chứng khoảng 1,2 triệu đồng/ha.
Sau buổi buổi hội thảo, bà con nông dân được ông Nguyễn Phương Hùng, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến Trung tâm Khuyến nông - Khuyến nêu lên mục đích, ý nghĩa của việc sử dụng phân bón cho cây lúa trong từng giai đoạn phát triển, nhằm giảm chi phí, tăng năng suất, nâng cao giá trị sản phẩm, cải tạo độ phì của đất, tăng thu nhập cho người trồng lúa, hạn chế ô nhiễm môi trường, góp phần cân bằng hệ sinh thái trong điều kiện thời tiết; khí hậu biến đổi bất thường như hiện nay.
Ngoài ra, bà con nông dân tham dự hội thảo được nghe Thạc sĩ Trần Thị Hồng Thắm, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Đồng Tháp Mười, giới thiệu một số vùng phèn nặng ở đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là vùng Đồng Tháp Mười, đánh giá hiệu quả của việc sử dụng phân lân trên cây lúa cùng cách sử dụng các loại phân khác trên cây lúa, trong từng giai đoạn có hiệu quả nhất trên vùng đất nhiễm phèn.
Có thể bạn quan tâm

Nguồn cung sữa bò nguyên liệu trong nước mới đáp ứng 30% nhu cầu. Để đáp ứng, mỗi năm phải nhập khẩu khoảng 1,2 triệu tấn sản phẩm sữa (kể cả kem), năm 2013 phải chi 1,2 tỷ USD cho việc nhập khẩu này. Vì vậy, nghề nuôi bò sữa được xem là có đầu ra ổn định ngay tại thị trường trong nước.

Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đức Hòa (Long An), ngày 26-9-2014, huyện đã tiến hành tiêu hủy 400 con gà của hộ ông Phạm Bá Thước, ấp Lập Điền, xã Tân Mỹ. Đàn gà được ông Thước nhập về nuôi vào ngày 19-9, với số lượng 2.000 con (1 ngày tuổi) có giấy kiểm dịch của Chi cục Thú y Khánh Hòa.

Cách làm này đã đẩy những người kinh doanh thịt heo chân chính, bảo đảm chất lượng trong nhiều tháng qua bị lỗ nặng, thậm chí có người phải phá sản (một số người khác vì miếng cơm manh áo cũng đã phải chuyển sang hình thức bơm nước vào heo để tồn tại).

Năm nay nhờ thời tiết thuận lợi nên hầu hết diện tích khoai môn của người dân đều phát triển tốt. Hiện nay bà con đang bước vào vụ thu hoạch, đạt sản lượng khá cao nên người dân hết sức phấn khởi.

Với mục tiêu phát triển cà phê bền vững, trong thời gian qua các đơn vị thành viên của Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) đã hướng hoạt động sản xuất theo các tiêu chuẩn của Việt Nam và thế giới, nhằm nâng cao sản lượng, chất lượng và kim ngạch xuất khẩu.