Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Trang Trại Mẫu Nuôi Bò Sữa Ba Vì

Mô Hình Trang Trại Mẫu Nuôi Bò Sữa Ba Vì
Ngày đăng: 03/05/2012

Chăn nuôi bò sữa đang là hướng phát triển kinh tế hiệu quả, bền vững tại một số huyện ngoại thành Hà Nội. Để mô hình phát triển nhanh và vững chắc, Công ty CP Sữa quốc tế (IDP) và Trung tâm Nghiên cứu bò và Đồng cỏ Ba Vì (Viện Chăn nuôi quốc gia) triển khai xây dựng Trang trại mẫu nuôi bò sữa và đồng cỏ quốc tế Ba Vì. Đây là mô hình tiêu biểu thể hiện sự liên kết giữa doanh nghiệp, nhà khoa học và nông dân và cũng là trang trại kết hợp đào tạo đầu tiên ở Việt Nam.

Mở rộng liên kết "4 nhà"

Ba Vì hiện có khoảng 1.500 hộ chăn nuôi bò sữa với tổng đàn trên 5.500 con trong năm 2012. Hiện 100% số xã thuộc Ba Vì đang tập trung phát triển bò sữa theo quy mô hộ gia đình. Để giúp nông dân xây dựng mô hình nông hộ chăn nuôi bò sữa theo cách làm mới hiệu quả, Công ty IDP và Trung tâm Nghiên cứu bò và Đồng cỏ Ba Vì đã xây dựng Trang trại mẫu bò sữa và đồng cỏ Ba Vì. Ông Phan Sĩ Minh, Phó Tổng giám đốc IDP cho biết, Trang trại mẫu được đầu tư 40 tỷ đồng trong giai đoạn I trên diện tích 25 ha. Với công suất 500 con. Giai đoạn 2 sẽ mở rộng, nâng lên 1.000 con với hai khu chuồng nuôi. 

Ở đây có khu vực chăn nuôi bò, khu vực chuẩn bị thức ăn cho bò, khu vực vắt sữa rộng rãi, thoáng mát với các trang thiết bị hiện đại nhập khẩu từ Thụy Điển và khu đồng cỏ mẫu đang trồng các giống cỏ tốt nhất trong khu vực. Ngoài ra, trang trại còn là nơi để các nhà khoa học, kỹ sư chuyên môn tổ chức đào tạo, phổ biến kỹ thuật chăn nuôi bò sữa miễn phí cho nông dân và các cơ sở chăn nuôi bò sữa vừa và nhỏ. Đây cũng là nguồn cung cấp giống bò sữa nhập khẩu được chọn lọc từ trong và ngoài nước cho nông dân và các cơ sở chăn nuôi… Đặc biệt, trang trại còn có các lớp hỗ trợ đào tạo cho sinh viên, nghiên cứu sinh ngành chăn nuôi bò sữa trong vùng và các khu vực lân cận.

Không chỉ bây giờ IDP mới mở rộng liên kết và tập huấn cho nông dân. Những năm qua, IDP đã đầu tư song hành ba dự án gồm: Dự án đầu tư phát triển đàn bò vùng núi Ba Vì và vùng phụ cận với số vốn hơn 84 tỷ đồng nhằm mục tiêu đạt 20.000 - 22.000 con năm 2015; Dự án nâng cao an toàn vệ sinh thực phẩm trong chăn nuôi với số vốn 45 tỷ đồng và Dự án trung tâm đào tạo nghề chăn nuôi bò sữa cho nông dân tại Ba Vì. 

Để giúp bà con tăng đàn hoặc có vốn ban đầu trong chăn nuôi bò, IDP còn hỗ trợ vốn cho nông dân vay 20 triệu đồng/con không tính lãi và thu hồi trong 18 tháng thông qua thu mua sản phẩm sữa. Tiến sĩ Nguyễn Lân Hùng, chuyên gia nghiên cứu ngành nông nghiệp đánh giá: Trang trại mẫu là sự kết hợp thành công giữa doanh nghiệp và các nhà khoa học, là nơi duy nhất có trung tâm đào tạo miễn phí cho nông dân, giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm. Đây là yếu tố quyết định để các mô hình phát triển nông nghiệp tồn tại và phát triển.

Tiền đề xây dựng nông thôn mới

Theo điều tra của ngành nông nghiệp, tiêu dùng sữa tươi ở nước ta rất thấp so với các nước trong khu vực, chỉ khoảng 14,5 lít/người/năm, trong khi đó Thái Lan và Trung Quốc, mức tiêu thụ của họ là 26 - 30 lít/người/năm. Dù 10 năm qua, tốc độ phát triển đàn bò sữa đã đạt mức bình quân 35 - 40%/năm nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ, đây là thị trường tiềm năng cần khai thác. Đặc biệt, khi triển khai xây dựng chương trình nông thôn mới (NTM) không ít địa phương lúng túng trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng những mô hình kinh tế cho giá trị cao và bền vững. 

Ông Hoàng Thanh Vân, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội khẳng định, nuôi bò sữa hiện đã trở thành một nghề ổn định của nông dân Ba Vì và một số địa phương khác, phù hợp với chủ trương xây dựng NTM của Đảng, Nhà nước. Trong quy hoạch phát triển nông nghiệp của Hà Nội từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo, việc phát triển bò (thịt và sữa) là một trong những mũi nhọn phát triển chăn nuôi trọng điểm là tiền đề quan trọng ở các xã xây dựng NTM.

Theo ông Nguyễn Tuấn Khải, Chủ tịch HĐQT IDP, với 25 trạm thu mua sữa và một nhà máy chế biến sữa ngay tại Ba Vì, IDP đang nỗ lực xây dựng Ba Vì thành vùng nguyên liệu sữa chính của Hà Nội. Hiện hơn 90% sản phẩm sữa ở đây do IDP thu mua, đủ đáp ứng cho cả Hà Nội và nhiều tỉnh thành khác. Với thị trường rộng mở, tiềm năng lớn, chăn nuôi bò sữa là phương án tối ưu để Ba Vì và các địa phương có điều kiện tự nhiên phù hợp chăn nuôi bò sữa sớm hoàn thành chương trình NTM.

Có thể bạn quan tâm

Giá Heo Rừng Nuôi Giảm Mạnh Giá Heo Rừng Nuôi Giảm Mạnh

Từ đầu năm đến nay, hàng loạt hộ nuôi heo rừng lai tại nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định đang gặp lao đao do giá heo rừng giảm mạnh, đầu ra gặp khó khăn.

24/07/2013
Phục Hồi Thương Hiệu Quế Trà My Phục Hồi Thương Hiệu Quế Trà My

Hội thảo khoa học về dự án “Quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý (CDĐL) Trà My cho sản phẩm quế” vừa được Sở KH-CN Quảng Nam phối hợp với Viện Thổ nhưỡng nông hóa Việt Nam tổ chức đã mở ra hướng phục hồi thương hiệu cho sản phẩm từng được mệnh danh là “cao sơn ngọc quế” một thời.

24/07/2013
Cơ Hội Mới Cho Sơ Ri Gò Công Cơ Hội Mới Cho Sơ Ri Gò Công

Nhà máy chế biến sơ ri Nichirei Suco Acerola (của Công ty TNHH MTV Nichirei Suco Việt Nam) khởi công xây dựng ngày 17-7 tại xã Bình Nghị (Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang) đánh dấu sự khởi đầu mới cho vùng nguyên liệu sơ ri Gò Công.

24/07/2013
Giá Nhãn Tăng Gấp Đôi Giá Nhãn Tăng Gấp Đôi

Tại các vùng trồng nhiều như Chí Linh, Thanh Hà, Tứ Kỳ (Hải Dương)... các tiểu thương mua nhãn quả với giá 15-20 nghìn đồng/kg (tùy loại), cao gấp đôi so với năm ngoái.

24/07/2013
Công Bố Dịch Cúm Gia Cầm Ở Trên Chim Cút Công Bố Dịch Cúm Gia Cầm Ở Trên Chim Cút

Ngày 23.7, UBND tỉnh Tiền Giang ban hành Quyết định công bố dịch cúm A/H5N1 trên chim cút tại hai xã Phú Kiết và Hòa Tịnh thuộc huyện Chợ Gạo.

24/07/2013