Mô Hình Thâm Canh, Phòng Trừ Bọ Cánh Cứng Hại Dừa Đạt Hiệu Quả Cao

Ngày 21.6, tại xã Hoài Thanh Tây, Ban quản lý Dự án sinh kế nông thôn bền vững tỉnh phối hợp với UBND huyện Hoài Nhơn đã tổ chức hội thảo tổng kết mô hình thâm canh, phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa.
Mô hình do nhóm cùng sở thích cải thiện năng suất dừa Ngọc An (25 nông hộ) thực hiện từ đầu năm 2013. Các nông hộ đã vệ sinh vườn dừa, bón phân cân đối theo tỉ lệ thích hợp, đồng thời sử dụng loại thuốc Permethrin phun lên ngọn dừa và 3 viên phấn diệt côn trùng gói trong vải thưa lên trên ngọn dừa non để diệt trừ bọ cánh cứng. Theo bà con nông dân, phương pháp nói trên dễ áp dụng và đạt hiệu quả cao.
Thực tế cho thấy, vườn dừa được chăm sóc theo biện pháp thâm canh và phòng trừ bọ cánh cứng phát triển rất tốt, cây dừa hầu như không còn bọ cánh cứng gây hại, dừa cho nhiều quả. Bình quân, nông dân tham gia mô hình có thu nhập 218,7 ngàn đồng/1 cây dừa/năm, tăng 51.700 đồng so với vườn dừa đối chứng.
Tại hội thảo, chính quyền và nông dân địa phương đều đánh giá cao hiệu quả mô hình thâm canh, phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa và mong muốn ngành Nông nghiệp tỉnh tiếp tục hỗ trợ về kỹ thuật, giúp bà con nhân mô hình ra diện rộng, nhằm tăng giá trị cây dừa, tăng thu nhập cho nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Khi ngành chăn nuôi được xác định là quan trọng, cần phát triển bền vững thì tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực này lại trồi sụt thất thường. Đến nay, chăn nuôi vẫn loay hoay với bài toán, làm thế nào để phát triển an toàn, bền vững, ổn định thị trường thực phẩm trong nước.

Chăn nuôi gà an toàn sinh học là mô hình mới phù hợp với điều kiện sản xuất của gia đình. Bằng nguồn vốn 30a, Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Mường Ảng triển khai mô hình nuôi gà tại bản Sáng, xã Ảng Cang, huyện Mường Ảng.

Trong hai ngày thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội năm 2012 tại hội trường của Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XIII, nhiều đại biểu khẳng định, trong bối cảnh nền kinh tế liên tiếp gặp khó khăn, nông nghiệp đang giữ vai trò quan trọng, góp phần "cứu" tăng trưởng kinh tế chung của cả nước. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, đầu tư vào lĩnh vực này thời gian qua chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của toàn ngành.

Năm 2011, cây mắc ca được triển khai thí điểm trồng trên địa bàn xã Quài Tở, huyện Tuần Giáo. Cho đến thời điểm hiện nay, loại cây này phát triển tốt trên những vùng đất trống đồi trọc, đất bạc màu, tỷ lệ cây sống đạt 99,9%. Mắc ca được ví là cây “hoàng hậu” của quả khô, hứa hẹn mang lại thu nhập cao cho người dân.

Mô hình nuôi gà đen lấy thịt được Trung tâm khuyến nông tỉnh triển khai thực hiện tại xã Mường Báng và xã Sính Phình của huyện Tủa Chùa. Với quy mô 1.150 con, 28 hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 100% con giống, thức ăn và thuốc thú y. Chi phí chuồng trại và công chăm sóc do người dân tự đóng góp.