Mô Hình Thâm Canh, Phòng Trừ Bọ Cánh Cứng Hại Dừa Đạt Hiệu Quả Cao

Ngày 21.6, tại xã Hoài Thanh Tây, Ban quản lý Dự án sinh kế nông thôn bền vững tỉnh phối hợp với UBND huyện Hoài Nhơn đã tổ chức hội thảo tổng kết mô hình thâm canh, phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa.
Mô hình do nhóm cùng sở thích cải thiện năng suất dừa Ngọc An (25 nông hộ) thực hiện từ đầu năm 2013. Các nông hộ đã vệ sinh vườn dừa, bón phân cân đối theo tỉ lệ thích hợp, đồng thời sử dụng loại thuốc Permethrin phun lên ngọn dừa và 3 viên phấn diệt côn trùng gói trong vải thưa lên trên ngọn dừa non để diệt trừ bọ cánh cứng. Theo bà con nông dân, phương pháp nói trên dễ áp dụng và đạt hiệu quả cao.
Thực tế cho thấy, vườn dừa được chăm sóc theo biện pháp thâm canh và phòng trừ bọ cánh cứng phát triển rất tốt, cây dừa hầu như không còn bọ cánh cứng gây hại, dừa cho nhiều quả. Bình quân, nông dân tham gia mô hình có thu nhập 218,7 ngàn đồng/1 cây dừa/năm, tăng 51.700 đồng so với vườn dừa đối chứng.
Tại hội thảo, chính quyền và nông dân địa phương đều đánh giá cao hiệu quả mô hình thâm canh, phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa và mong muốn ngành Nông nghiệp tỉnh tiếp tục hỗ trợ về kỹ thuật, giúp bà con nhân mô hình ra diện rộng, nhằm tăng giá trị cây dừa, tăng thu nhập cho nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, thay thế cây lúa và các loại cây trồng không hiệu quả đã được triển khai trong những năm gần đây. Nhiều địa phương trong tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có những mô hình chuyển dịch thành công, tăng thu nhập cho người nông dân ở những vùng không thuận tiện để sản xuất.

Được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu và thổ nhưỡng, nên xã cù lao Tân Thuận Đông, TP.Cao Lãnh (Đồng Tháp) không những thích hợp phát triển trồng cây ăn trái mà những loại hoa màu ngắn ngày như cây ớt cũng phát triển rất tốt.

Vụ sản xuất đông xuân 2013 - 2014, trong khi nông dân ở ĐBSCL than phiền về tình trạng giá lúa thấp, khó tiêu thụ… thì ở An Giang có gần 200 hộ trồng lúa Nhật với diện tích 500ha đang trúng mùa, trúng giá.

Ông Phan Lâm Tường, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Đường Bình Định (BISUCO) cho biết, trong tình hình giá đường trên thị trường đang giảm mạnh, nhưng để đảm bảo lợi ích cho nông dân, BISUCO vẫn mua mía nguyên liệu của nông dân với giá 900 ngàn đồng/tấn mía 10 chữ đường.

Đến ngày 15-4, theo số liệu của Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh Lạng Sơn, đã có hơn một nghìn ha rừng hồi ở các huyện: Văn Quan, Cao Lộc, Lộc Bình... bị nhiễm bọ ánh kim.