Mô Hình Thâm Canh Giống Mì KM 2238 Và KM 140 Đạt Hiệu Quả

Được hỗ trợ từ nguồn vốn sự nghiệp khoa học năm 2012, Phòng Nông nghiệp-PTNT huyện Thuận Bắc (Ninh Thuận) đã triển khai mô hình thâm canh 2 giống mỳ mới KM 228 và KM 140 tại 2 hộ dân ở thôn Ma Trai và thôn Động Thông (xã Phước Chiến).
Sau gần 12 tháng thực hiện đến giai đoạn thu hoạch, hộ ông Kator Danh thâm canh mỳ giống KM 228 đạt trên 33 tấn/ha, với chi phí đầu tư gần 35 triệu đồng/ha, doanh thu gần 58 triệu đồng/ha, thu được lợi nhuận trên 23 triệu đồng/ha; hộ ông Đá Mài Ben, thâm canh mỳ giống KM 140, đạt gần 22,5 tấn/ha, cao hơn gấp 3 lần các hộ trồng mỳ giống cũ, với chi phí đầu tư 34,4 triệu đồng/ha, doanh thu gần 39 triệu đồng/ha, thu được lợi nhuận gần 5 triệu đồng/ha. Đặc điểm sinh học của 2 giống mỳ mới là kháng bệnh tốt, rất ít sâu bệnh.
Có thể khẳng định, 2 giống mỳ KM 228 và KM 140 đang chiếm ưu thế hơn nhiều so các giống mỳ cũ đang canh tác tại huyện Thuận Bắc. Đây cũng là cơ sở khoa học để nhân rộng mô hình thâm canh mỳ cho các xã miền núi huyện Thuận Bắc.
Có thể bạn quan tâm

Những ngày tháng 5 trời nắng gắt, cá mú con vào rạng khá dày. Ngư dân vùng biển Gành Rái, xã Chí Công (Tuy Phong, Bình Thuận) thu nhập khấm khá từ bắt cá mú con.

Ngoài khu nuôi 15.000 con rắn mối rộng khoảng 100 m2 tại khóm 10, anh Thuyết còn có 5 trại rắn mối ở thị trấn Giá Rai (huyện Giá Rai, Bạc Liêu). Anh cho biết: Mấy năm về trước, trong một lần đi du lịch ở TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh miền Trung, tình cờ được thưởng thức món rắn mối ở một nhà hàng sang trọng, tìm hiểu mới biết giá cả quá đắt nhưng nguồn cung thuộc loại khan hiếm nên anh tìm hiểu, học cách nuôi để áp dụng.

Theo thời vụ, khoảng tháng 6 hàng năm mới vào mùa thu hoạch chôm chôm. Thế nhưng, năm nay mới vào đầu tháng 5, nhiều nhà vườn ở huyện Thống Nhất (Đồng Nai) đã tất bật thu hoạch chôm chôm và bán được giá cao.

Các kết quả nghiên cứu của ngành chăn nuôi cho thấy: khác với những loài ăn thịt, ăn tạp dạ dày trâu bò có 4 ngăn (dạ cỏ, tổ ong, lá sách, múi khế) để phù hợp với sự tiêu hóa thức ăn có nhiều chất thô xơ như cỏ, rơm, xác thực vật…

Con tôm sú một thời là nguồn thu nhập chính của hàng ngàn hộ nông dân ở các tỉnh ven biển ĐBSCL. Tuy nhiên, sau những vụ nuôi thất bát do dịch bệnh làm tôm chết hàng loạt đã đẩy không ít nông dân lâm cảnh khó khăn, nợ nần chồng chất.