Mô Hình Thâm Canh Giống Mì KM 2238 Và KM 140 Đạt Hiệu Quả

Được hỗ trợ từ nguồn vốn sự nghiệp khoa học năm 2012, Phòng Nông nghiệp-PTNT huyện Thuận Bắc (Ninh Thuận) đã triển khai mô hình thâm canh 2 giống mỳ mới KM 228 và KM 140 tại 2 hộ dân ở thôn Ma Trai và thôn Động Thông (xã Phước Chiến).
Sau gần 12 tháng thực hiện đến giai đoạn thu hoạch, hộ ông Kator Danh thâm canh mỳ giống KM 228 đạt trên 33 tấn/ha, với chi phí đầu tư gần 35 triệu đồng/ha, doanh thu gần 58 triệu đồng/ha, thu được lợi nhuận trên 23 triệu đồng/ha; hộ ông Đá Mài Ben, thâm canh mỳ giống KM 140, đạt gần 22,5 tấn/ha, cao hơn gấp 3 lần các hộ trồng mỳ giống cũ, với chi phí đầu tư 34,4 triệu đồng/ha, doanh thu gần 39 triệu đồng/ha, thu được lợi nhuận gần 5 triệu đồng/ha. Đặc điểm sinh học của 2 giống mỳ mới là kháng bệnh tốt, rất ít sâu bệnh.
Có thể khẳng định, 2 giống mỳ KM 228 và KM 140 đang chiếm ưu thế hơn nhiều so các giống mỳ cũ đang canh tác tại huyện Thuận Bắc. Đây cũng là cơ sở khoa học để nhân rộng mô hình thâm canh mỳ cho các xã miền núi huyện Thuận Bắc.
Có thể bạn quan tâm

Hơn 10 năm xuất hiện trên đất Đông Sơn (xã Việt Đoàn, Tiên Du, Bắc Ninh), cây bưởi Diễn khẳng định được hiệu quả kinh tế cao và mở ra hướng làm giàu cho người dân nơi đây. Nếu giá bán trung bình từ 25 - 30 nghìn đồng/quả như mọi năm, thì năm nay nhiều hộ dân Đông Sơn sẽ có thu nhập từ 200 - 300 triệu đồng từ vườn bưởi Diễn.

Việc hến xuất hiện nhiều tạo thêm nguồn thu nhập cho người dân. Bằng 2 hình thức khai thác, dùng rọ sắt cào hoặc lặn xúc, mỗi ngày có khoảng 50 người ở các xã lân cận đến xã An Cư để khai thác hến. Con hến to bằng đầu ngón tay út người lớn, trọng lượng từ 700 đến 1.000 con/kg, có giá từ 1.500 đến 1.800 đồng/kg để làm thức ăn cho vịt và tôm hùm.

Vùng gò đồi rộng lớn xã An Lĩnh (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) mỗi mùa mưa, bề mặt đất được “tráng” một lớp đất từ lá cây ủ mục ở đỉnh núi trôi xuống có màu xám tro nên người dân quanh vùng gọi là đất muối tro. Trên vùng đất này, nông dân trồng chuối, nhiều người thu gần 100 triệu đồng mỗi năm.

Những năm gần đây, trên địa bàn xã Quang Lịch (Kiến Xương - Thái Bình) có nhiều gia đình lựa chọn mô hình trang trại, gia trại chăn nuôi tổng hợp để phát triển kinh tế. Ði đầu trong phong trào phát triển kinh tế này là ông Nguyễn Hữu Mạnh, thôn Luật Trung.

Hiện tại, nhiều nhà vườn trồng vú sữa trên địa bàn huyện Châu Thành A (Hậu Giang) đang bước vào thời điểm thu hoạch vú sữa đầu vụ. Tuy nhiên, khác hẳn với các năm trước, hiện người dân đang hái vú sữa trong nỗi lo về năng suất giảm và giá bán đang tuột dốc.