Mô Hình Thâm Canh Đậu Phụng Có Hiệu Quả

Vụ Đông Xuân (ĐX) 2013 - 2014 và vụ Thu 2014, huyện Phù Cát (Bình Định) đã thực hiện 2 mô hình (MH) cánh đồng mẫu lớn (CĐML) sản xuất đậu phụng trên diện tích 88 ha tại 2 xã Cát Hiệp và Cát Hải, có 373 hộ tham gia. Bên cạnh việc thực hiện tốt quy trình kỹ thuật, MH còn được triển khai 5 công thức bón phân cho cây đậu phụng.
Kết quả ở vụ ĐX, trên CĐML 50 ha ở xã Cát Hiệp sử dụng 3 công thức bón phân, gồm: phân hữu cơ mụn dừa và sản phẩm Wegh; bón phân đơn và sản phẩm Wegh; bón phân hỗn hợp và sản phẩm Wegh, năng suất đậu phụng thu được ở cả 3 công thức đạt 38,9 đến 40 tạ/ha, tổng thu 85,5 - 88 triệu đồng, sau khi trừ chi phí, còn lãi từ 53 - 55 triệu đồng/ha, tăng hơn 11 - 14 triệu đồng/ha so với đối chứng.
Ở vụ Thu 2014, trên diện tích 38 ha tại xã Cát Hải, sử dụng 2 công thức gồm: bón phân hỗn hợp kết hợp sử dụng sản phẩm Hợp Trí; bón phân đơn không sử dụng sản phẩm Hợp Trí. Kết quả, trên diện tích bón hỗn hợp và sản phẩm Hợp Trí, năng suất đạt trên 37,4 tạ /ha, tăng hơn 8,9 tạ/ha, lợi nhuận tăng hơn 20 triệu đồng/ha so với đối chứng (so với MH ở Cát Hiệp, chi phí sản xuất ít hơn, giá đậu tại thời điểm cao hơn).
Trên diện tích bón phân đơn không sử dụng sản phẩm Hợp Trí, năng suất trên 32 tạ/ha, tăng hơn 3,4 tạ/ha, lợi nhuận tăng hơn 5,9 triệu đồng/ha so với đối chứng.
Từ kết quả trên cho thấy, trong 5 công thức bón phân, công thức bón hỗn hợp kết hợp sử dụng sản phẩm Hợp Trí mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội. Ông Phan Sĩ Hùng, Phó Trưởng phòng NN-PTNT huyện Phù Cát, cho biết: Phù Cát có diện tích sản xuất đậu phụng khoảng 3.500 ha/năm (sản xuất cả 3 vụ), là loại cây trồng nhiều thứ 2 sau cây lúa. Từ vụ ĐX 2014 - 2015, huyện sẽ tổ chức tập huấn quy trình canh tác cây đậu phụng theo hướng thâm canh để nông dân nắm bắt ứng dụng trên toàn huyện.
Nguồn bài viết: http://www.baobinhdinh.com.vn/viewer.aspx?macm=5&macmp=5&mabb=31676
Có thể bạn quan tâm

Vào những ngày đầu tháng 10 vừa qua, khi toàn ngành nông nghiệp, các địa phương và bà con nông dân trong tỉnh đang dồn sức cho sản xuất vụ đông, chúng tôi có dịp đi cùng đoàn công tác của đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Đức Quyền đến kiểm tra tình hình và động viên bà con nông dân sản xuất vụ đông 2014-2015 tại một số địa phương.

Theo đó, tuyến đường xã An Hải sẽ được nâng cấp với chiều dài hơn 2km nối với đường bê tông hiện có từ xã An Phú đi gành Đá Đĩa đến vùng nuôi 40ha sò huyết và nâng cấp tuyến đường xã An Cư với chiều dài hơn 1,9km nối với đường bê tông nông thôn xã An Cư đến khu vực nuôi trồng thủy sản và nuôi hàu kết hợp rau câu, với diện tích hơn 30ha.

Ngày 5-11, Tòa án nhân dân tỉnh tuyên phạt La Văn Hạp (chín Chẩu, 44 tuổi, ngụ ấp Hòa An, xã Hòa Lạc, Phú Tân) 9 tháng tù nhưng cho hưởng án treo; Lê Văn Bòn (44 tuổi, ngụ ấp Mỹ Thuận, xã Mỹ Phú, Châu Phú) 7 tháng 24 ngày tù (bằng thời gian bị tạm giam) cùng tội danh “Bắt, giữ người trái pháp luật”.

Đó là ông Phạm Văn Hải, ở thôn Trung Hậu, xã Mỹ Chánh Tây, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định nông dân sản xuất giỏi cấp huyện. Với chuồng trại quy mô, hiện đại theo kỹ thuật mới, đầy đủ hệ thống mái che, quạt gió, thoát nước, cho ăn tự động... hiện ông đang nuôi 22 heo nái sinh sản, hơn 70 heo con và hơn 100 heo thịt.

“Chuyển làng gạch thủ công phía bờ nam sông Vệ thành làng sản xuất nấm sạch là một trong những “cái gút” khó tháo gỡ nhất mà huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi) đã làm được. Đây là thành công lớn nhất của Dự án chuyển đổi ngành nghề ở nông thôn Mộ Đức trong thời gian qua” - ông Phạm Ngọc Tiến, Trưởng Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Mộ Đức, kiêm Trưởng Ban quản lý Dự án vui mừng cho biết.