Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Thâm Canh Đậu Phụng Có Hiệu Quả

Mô Hình Thâm Canh Đậu Phụng Có Hiệu Quả
Ngày đăng: 22/11/2014

Vụ Đông Xuân (ĐX) 2013 - 2014 và vụ Thu 2014, huyện Phù Cát (Bình Định) đã thực hiện 2 mô hình (MH) cánh đồng mẫu lớn (CĐML) sản xuất đậu phụng trên diện tích 88 ha tại 2 xã Cát Hiệp và Cát Hải, có 373 hộ tham gia. Bên cạnh việc thực hiện tốt quy trình kỹ thuật, MH còn được triển khai 5 công thức bón phân cho cây đậu phụng.

Kết quả ở vụ ĐX, trên CĐML 50 ha ở xã Cát Hiệp sử dụng 3 công thức bón phân, gồm: phân hữu cơ mụn dừa và sản phẩm Wegh; bón phân đơn và sản phẩm Wegh; bón phân hỗn hợp và sản phẩm Wegh, năng suất đậu phụng thu được ở cả 3 công thức đạt 38,9 đến 40 tạ/ha, tổng thu 85,5 - 88 triệu đồng, sau khi trừ chi phí, còn lãi từ 53 - 55 triệu đồng/ha, tăng hơn 11 - 14 triệu đồng/ha so với đối chứng.

Ở vụ Thu 2014, trên diện tích 38 ha tại xã Cát Hải, sử dụng 2 công thức gồm: bón phân hỗn hợp kết hợp sử dụng sản phẩm Hợp Trí; bón phân đơn không sử dụng sản phẩm Hợp Trí. Kết quả, trên diện tích bón hỗn hợp và sản phẩm Hợp Trí, năng suất đạt trên 37,4 tạ /ha, tăng hơn 8,9 tạ/ha, lợi nhuận tăng hơn 20 triệu đồng/ha so với đối chứng (so với MH ở Cát Hiệp, chi phí sản xuất ít hơn, giá đậu tại thời điểm cao hơn).

Trên diện tích bón phân đơn không sử dụng sản phẩm Hợp Trí, năng suất trên 32 tạ/ha, tăng hơn 3,4 tạ/ha, lợi nhuận tăng hơn 5,9 triệu đồng/ha so với đối chứng.

Từ kết quả trên cho thấy, trong 5 công thức bón phân, công thức bón hỗn hợp kết hợp sử dụng sản phẩm Hợp Trí mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội. Ông Phan Sĩ Hùng, Phó Trưởng phòng NN-PTNT huyện Phù Cát, cho biết: Phù Cát có diện tích sản xuất đậu phụng khoảng 3.500 ha/năm (sản xuất cả 3 vụ), là loại cây trồng nhiều thứ 2 sau cây lúa. Từ vụ ĐX 2014 - 2015, huyện sẽ tổ chức tập huấn quy trình canh tác cây đậu phụng theo hướng thâm canh để nông dân nắm bắt ứng dụng trên toàn huyện.

Nguồn bài viết: http://www.baobinhdinh.com.vn/viewer.aspx?macm=5&macmp=5&mabb=31676


Có thể bạn quan tâm

Tổ hợp tác nuôi ong giúp nhau làm giàu Tổ hợp tác nuôi ong giúp nhau làm giàu

Với mục đích cùng giúp nhau phát triển nghề nuôi ong, nhiều hộ dân xã Nghĩa Mỹ, thị xã Thái Hòa (Nghệ An) đã tập hợp nhau lại thành Tổ hợp tác nuôi ong nội lấy mật. Tổ hợp tác là nơi các thành viên trao đổi kỹ thuật, kinh nghiệm, chia sẻ, hỗ trợ nhau tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm.

27/11/2015
Nhà nông miền Tây khóc, cười với cây mía Nhà nông miền Tây khóc, cười với cây mía

Năm nay, nông dân trồng mía ở đồng bằng sông Cửu Long phấn khởi vì vừa trúng mùa, vừa được giá. Song cũng có không ít người tiếc nuối vì trót phá bỏ cây mía để trồng cây khác.

27/11/2015
Thành phố bò sữa giữa đồng bằng sông Hồng Thành phố bò sữa giữa đồng bằng sông Hồng

Dù không có lợi thế về khí hậu, đất đai, song Hà Nam đã đặt ra mục tiêu trở thành “thủ phủ” nuôi bò sữa giữa đồng bằng sông Hồng với số lượng có thể lên tới 15.000 con.

27/11/2015
Giống bí lạ khổng lồ nặng hàng chục kg của người Mường Giống bí lạ khổng lồ nặng hàng chục kg của người Mường

Quả dài đến 40cm, nặng hàng chục kg, giống bí lạ khổng lồ này được bà con đồng bào dân tộc Mường tại các tỉnh miền núi phía Bắc như Hòa Bình, Phú Thọ… trồng làm thức ăn thay rau hàng ngày.

27/11/2015
Giá táo ngon còn 1.000 đồng/kg, dân chặt cho ăn Giá táo ngon còn 1.000 đồng/kg, dân chặt cho ăn

Hàng chục hecta trồng táo bị chặt lấy những cành nặng trĩu trái để cung cấp cho các trang trại trong tỉnh làm thức ăn cho đàn gia súc có sừng, do giá táo chỉ còn 1.000 đồng/kg

27/11/2015