Mô Hình Thâm Canh Đậu Phụng Có Hiệu Quả

Vụ Đông Xuân (ĐX) 2013 - 2014 và vụ Thu 2014, huyện Phù Cát (Bình Định) đã thực hiện 2 mô hình (MH) cánh đồng mẫu lớn (CĐML) sản xuất đậu phụng trên diện tích 88 ha tại 2 xã Cát Hiệp và Cát Hải, có 373 hộ tham gia. Bên cạnh việc thực hiện tốt quy trình kỹ thuật, MH còn được triển khai 5 công thức bón phân cho cây đậu phụng.
Kết quả ở vụ ĐX, trên CĐML 50 ha ở xã Cát Hiệp sử dụng 3 công thức bón phân, gồm: phân hữu cơ mụn dừa và sản phẩm Wegh; bón phân đơn và sản phẩm Wegh; bón phân hỗn hợp và sản phẩm Wegh, năng suất đậu phụng thu được ở cả 3 công thức đạt 38,9 đến 40 tạ/ha, tổng thu 85,5 - 88 triệu đồng, sau khi trừ chi phí, còn lãi từ 53 - 55 triệu đồng/ha, tăng hơn 11 - 14 triệu đồng/ha so với đối chứng.
Ở vụ Thu 2014, trên diện tích 38 ha tại xã Cát Hải, sử dụng 2 công thức gồm: bón phân hỗn hợp kết hợp sử dụng sản phẩm Hợp Trí; bón phân đơn không sử dụng sản phẩm Hợp Trí. Kết quả, trên diện tích bón hỗn hợp và sản phẩm Hợp Trí, năng suất đạt trên 37,4 tạ /ha, tăng hơn 8,9 tạ/ha, lợi nhuận tăng hơn 20 triệu đồng/ha so với đối chứng (so với MH ở Cát Hiệp, chi phí sản xuất ít hơn, giá đậu tại thời điểm cao hơn).
Trên diện tích bón phân đơn không sử dụng sản phẩm Hợp Trí, năng suất trên 32 tạ/ha, tăng hơn 3,4 tạ/ha, lợi nhuận tăng hơn 5,9 triệu đồng/ha so với đối chứng.
Từ kết quả trên cho thấy, trong 5 công thức bón phân, công thức bón hỗn hợp kết hợp sử dụng sản phẩm Hợp Trí mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội. Ông Phan Sĩ Hùng, Phó Trưởng phòng NN-PTNT huyện Phù Cát, cho biết: Phù Cát có diện tích sản xuất đậu phụng khoảng 3.500 ha/năm (sản xuất cả 3 vụ), là loại cây trồng nhiều thứ 2 sau cây lúa. Từ vụ ĐX 2014 - 2015, huyện sẽ tổ chức tập huấn quy trình canh tác cây đậu phụng theo hướng thâm canh để nông dân nắm bắt ứng dụng trên toàn huyện.
Nguồn bài viết: http://www.baobinhdinh.com.vn/viewer.aspx?macm=5&macmp=5&mabb=31676
Có thể bạn quan tâm

Trong những năm gần đây, nhiều nông dân vùng biên xã Vĩnh Xương (An Giang) có đời sống khá giả hơn nhờ mô hình nuôi dê thịt. Với đặc tính dễ nuôi, khả năng thích nghi tốt, ít bệnh tật, ít tốn công chăm sóc và có thể tận dụng nguồn thức ăn sẵn có xung quanh nhà như rau muống, cỏ dại...

Anh Nhuận cho biết: “Dê là loài ăn tạp, sức đề kháng cao nên nuôi không vất vả và tốn kém”. Thời gian dê con trưởng thành và cho sinh sản chỉ từ 7 đến 12 tháng; thời điểm này, dê có trọng lượng

Giá cao su xuất khẩu giảm mạnh gây khó khăn chung cho các doanh nghiệp trồng cao su trong nước. Ở khu vực Tây Nguyên, khi giá cao su giảm, đời sống của công nhân và tình hình sản xuất kinh doanh của các công ty cao su càng khó khăn hơn.

Gia đình anh Hải thuộc diện hộ nghèo trong xã. Những năm trước đây, sản xuất không đủ ăn, năm nào cũng thiếu, cuộc sống cực khổ. Từ đầu năm 2013, địa phương triển khai đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới.

Gia đình anh Nguyễn Văn Minh ở thôn Nam Xuân, xã Nam Đà (Krông Nô - Đắk Nông) hiện có vườn vải 400 gốc, cho thu hoạch mỗi năm 25 tấn, đưa lại tổng thu nhập 700 triệu đồng.