Mô Hình Thâm Canh Đậu Phụng Có Hiệu Quả

Vụ Đông Xuân (ĐX) 2013 - 2014 và vụ Thu 2014, huyện Phù Cát (Bình Định) đã thực hiện 2 mô hình (MH) cánh đồng mẫu lớn (CĐML) sản xuất đậu phụng trên diện tích 88 ha tại 2 xã Cát Hiệp và Cát Hải, có 373 hộ tham gia. Bên cạnh việc thực hiện tốt quy trình kỹ thuật, MH còn được triển khai 5 công thức bón phân cho cây đậu phụng.
Kết quả ở vụ ĐX, trên CĐML 50 ha ở xã Cát Hiệp sử dụng 3 công thức bón phân, gồm: phân hữu cơ mụn dừa và sản phẩm Wegh; bón phân đơn và sản phẩm Wegh; bón phân hỗn hợp và sản phẩm Wegh, năng suất đậu phụng thu được ở cả 3 công thức đạt 38,9 đến 40 tạ/ha, tổng thu 85,5 - 88 triệu đồng, sau khi trừ chi phí, còn lãi từ 53 - 55 triệu đồng/ha, tăng hơn 11 - 14 triệu đồng/ha so với đối chứng.
Ở vụ Thu 2014, trên diện tích 38 ha tại xã Cát Hải, sử dụng 2 công thức gồm: bón phân hỗn hợp kết hợp sử dụng sản phẩm Hợp Trí; bón phân đơn không sử dụng sản phẩm Hợp Trí. Kết quả, trên diện tích bón hỗn hợp và sản phẩm Hợp Trí, năng suất đạt trên 37,4 tạ /ha, tăng hơn 8,9 tạ/ha, lợi nhuận tăng hơn 20 triệu đồng/ha so với đối chứng (so với MH ở Cát Hiệp, chi phí sản xuất ít hơn, giá đậu tại thời điểm cao hơn).
Trên diện tích bón phân đơn không sử dụng sản phẩm Hợp Trí, năng suất trên 32 tạ/ha, tăng hơn 3,4 tạ/ha, lợi nhuận tăng hơn 5,9 triệu đồng/ha so với đối chứng.
Từ kết quả trên cho thấy, trong 5 công thức bón phân, công thức bón hỗn hợp kết hợp sử dụng sản phẩm Hợp Trí mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội. Ông Phan Sĩ Hùng, Phó Trưởng phòng NN-PTNT huyện Phù Cát, cho biết: Phù Cát có diện tích sản xuất đậu phụng khoảng 3.500 ha/năm (sản xuất cả 3 vụ), là loại cây trồng nhiều thứ 2 sau cây lúa. Từ vụ ĐX 2014 - 2015, huyện sẽ tổ chức tập huấn quy trình canh tác cây đậu phụng theo hướng thâm canh để nông dân nắm bắt ứng dụng trên toàn huyện.
Nguồn bài viết: http://www.baobinhdinh.com.vn/viewer.aspx?macm=5&macmp=5&mabb=31676
Có thể bạn quan tâm

Tuy nhiên, hợp tác thương mại giữa 2 bên vẫn có một số trở ngại: hạt điều Nigieria có chất lượng còn khiêm tốn so với một số nước châu Phi khác như Ghana, Tanzania…; thanh toán giữa người mua và người bán còn khó khăn; chưa có cơ chế hợp tác để giải quyết các tranh chấp thương mại một cách công bằng và hiệu quả.

Theo hợp đồng đã ký kết, Cty TNHH MTV Đóng tàu Cam Ranh chịu trách nhiệm đóng 3 tàu cá bằng vỏ thép cho 3 ngư dân, mỗi tàu dài 25 m, rộng 7,2m với công suất máy chính 880 CV nhãn hiệu Doosan của Hàn Quốc, tổng trị giá 14,835 tỉ đồng. Trong vòng 120 ngày, Cty TNHH MTV Đóng tàu Cam Ranh sẽ hoàn thành và bàn giao tàu cá cho ngư dân.

Cty cũng đã giải quyết chế độ chính sách, chăm lo đời sống công nhân chu đáo: Nộp BHXH, BHYT, BHTN trên 147 tỷ đồng; giải quyết gần 59 tỷ đồng tiền ăn giữa ca; chi trả chế độ chính sách lao động nữ 1,65 tỷ đồng; nâng bậc lương cho 798 người; phòng hộ lao động 11,37 tỷ đồng; bồi dưỡng độc hại gần 37 tỷ đồng.

Tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng, Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh: “Lâm Đồng là tỉnh đạt khá trong xây dựng NTM. Đáng lưu ý, Lâm Đồng là tỉnh có thế mạnh đặc biệt về NNCNC, có thể nói là tỉnh dẫn đầu trong cả nước về NNCNC hiện nay.

Đối với các vùng nguyên liệu trọng điểm của nhà máy, đơn vị hỗ trợ cho mượn mì giống, mượn vốn để SX; đến khi nông dân thu hoạch, Cty sẽ bao tiêu sản phẩm với giá hợp lý theo giá thị trường. BDSTAR cũng đã cam kết thực hiện ký kết hợp đồng thu mua nguyên liệu với nông dân theo tinh thần Quyết định 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.