Mô Hình Sản Xuất Và Chế Biến Ca Cao Khép Kín Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Cây ca cao có mặt ở TP. Mỹ Tho từ trước năm 1980, lúc bấy giờ do khâu chế biến còn hạn chế và thị trường tiêu thụ gặp nhiều khó khăn, nên hiệu quả kinh tế không cao. Nhiều hộ nông dân ở thành phố đã đốn bỏ cây ca cao và trồng các loại cây ăn trái khác. Tin tưởng vào tiềm năng của cây ca cao, ông Tạ Thanh Hải (khu phố 4, Phường 10) duy trì vườn ca cao của mình và tìm tòi phương thức chế biến các sản phẩm bánh kẹo, nước giải khát từ trái ca cao.
Năm 2002, ông Hải đã đầu tư gần 100 triệu đồng để lắp đặt hệ thống chế biến hạt ca cao khép kín. Nhận thấy thị trường tiêu thụ của các sản phẩm chế biến từ trái ca cao có khả năng phát triển mạnh, ông mạnh dạn mở rộng quy mô sản xuất. Đến năm 2009, ông được hỗ trợ hệ thống dây chuyền chế biến hạt ca cao quy mô nhỏ theo Dự án ca cao hữu cơ tỉnh Tiền Giang. Với sự đầu tư này, trong năm 2010 ông Hải đã sản xuất và cung cấp ra thị trường trên 1,5 tấn sản phẩm từ trái ca cao như: kẹo sô cô la, bột ca cao, rượu ca cao, bơ ca cao... Hiện nay, các sản phẩm chế biến từ trái ca cao của DNTN Lâm Anh (do ông Tạ Thanh Hải làm chủ) đã có mặt ở nhiều siêu thị, cửa hàng bách hóa trong và ngoài tỉnh.
Khi đã tìm được đầu ra ổn định cho cây ca cao, với gần 4.500m2 đất nông nghiệp, ông Hải mạnh dạn nhân rộng diện tích trồng ca cao của gia đình, từ 200 lên 400 cây. Hơn 35 năm gắn bó với cây ca cao, tích lũy nhiều kinh nghiệm trong canh tác giống cây này, ông chia sẻ: "Để cây ca cao phát triển tốt và cho năng suất cao, nên trồng cây ca cao xen với những loại cây có tán rộng như cây dừa, nhãn..., vì cây ca cao là loại cây thích hợp với bóng mát. Ngoài việc bón phân đầy đủ, phù hợp theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây, người trồng nên thường xuyên phun thuốc trừ sâu, nhất là phòng trừ sâu đục thân". Nhờ có kinh nghiệm trồng và chăm sóc phù hợp, vườn ca cao của ông Hải cho năng suất rất cao. Với 400 cây ca cao, mỗi năm ông Hải thu hoạch trên 10 tấn trái. Riêng trong năm 2010, ông thu lãi trên 200 triệu đồng từ mô hình sản xuất và chế biến trái ca cao. Không chỉ tạo ra nguồn thu nhập cho gia đình, mô hình kinh tế của ông Hải còn tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, Tiền Giang phát triển chăn nuôi heo theo hướng bền vững thông qua việc chuyển giao cho nông dân những tiến bộ kỹ thuật mới, giúp tăng được hiệu quả kinh tế trong quá trình chăn nuôi, giải quyết được ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm thịt heo thương phẩm trên thị trường.

Cách thức tập huấn được các cán bộ chuyên môn lựa chọn những phương pháp gần với thực tế, dễ hiểu, phù hợp với từng thành viên trong các nhóm và phù hợp với mùa vụ của cây cà phê, từ đó các thành viên tham gia tập huấn có thể dễ dàng áp dụng những kỹ thuật tiếp thu được ngay tại vườn rẫy của gia đình. Chỉ sau 1-2 năm, năng suất cà phê của các hộ tham gia dự án đã tăng từ 3-10 lần so với trước.

Tham dự hội thảo có các Bộ ngành Trung ương, các cơ quan, ban, ngành của tỉnh cùng đại diện các doanh nghiệp tiêu biểu chuyên sản xuất các ngành hàng mà nội dung Đề án tái cơ cấu hướng đến. Đặc biệt, hội thảo còn có sự tham dự của Tập đoàn phát triển nông thôn Hàn quốc, Tổ chức JI-CA Nhật Bản và Dự án VnSAT của Ngân hàng Thế giới WB.

Hiện tại, Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh đã chỉ đạo các trạm bảo vệ thực vật các huyện phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT dự báo tình hình phát sinh bệnh héo chết nhanh và đề xuất các biện pháp phòng trừ.

Sáng ngày 8/7, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu và phát triển công nghệ nông lâm nghiệp Thành Tây và Công ty CP thương mại, đầu tư và phát triển công nghệ quốc tế (IDT) phối hợp tổ chức Diễn đàn phát triển cây mắc ca vì mục tiêu làm giàu của nông dân Tây Bắc và Tây Nguyên.