Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Sản Xuất Và Chế Biến Ca Cao Khép Kín Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Mô Hình Sản Xuất Và Chế Biến Ca Cao Khép Kín Hiệu Quả Kinh Tế Cao
Ngày đăng: 25/01/2012

Cây ca cao có mặt ở TP. Mỹ Tho từ trước năm 1980, lúc bấy giờ do khâu chế biến còn hạn chế và thị trường tiêu thụ gặp nhiều khó khăn, nên hiệu quả kinh tế không cao. Nhiều hộ nông dân ở thành phố đã đốn bỏ cây ca cao và trồng các loại cây ăn trái khác. Tin tưởng vào tiềm năng của cây ca cao, ông Tạ Thanh Hải (khu phố 4, Phường 10) duy trì vườn ca cao của mình và tìm tòi phương thức chế biến các sản phẩm bánh kẹo, nước giải khát từ trái ca cao.

Năm 2002, ông Hải đã đầu tư gần 100 triệu đồng để lắp đặt hệ thống chế biến hạt ca cao khép kín. Nhận thấy thị trường tiêu thụ của các sản phẩm chế biến từ trái ca cao có khả năng phát triển mạnh, ông mạnh dạn mở rộng quy mô sản xuất. Đến năm 2009, ông được hỗ trợ hệ thống dây chuyền chế biến hạt ca cao quy mô nhỏ theo Dự án ca cao hữu cơ tỉnh Tiền Giang. Với sự đầu tư này, trong năm 2010 ông Hải đã sản xuất và cung cấp ra thị trường trên 1,5 tấn sản phẩm từ trái ca cao như: kẹo sô cô la, bột ca cao, rượu ca cao, bơ ca cao... Hiện nay, các sản phẩm chế biến từ trái ca cao của DNTN Lâm Anh (do ông Tạ Thanh Hải làm chủ) đã có mặt ở nhiều siêu thị, cửa hàng bách hóa trong và ngoài tỉnh.

Khi đã tìm được đầu ra ổn định cho cây ca cao, với gần 4.500m2 đất nông nghiệp, ông Hải mạnh dạn nhân rộng diện tích trồng ca cao của gia đình, từ 200 lên 400 cây. Hơn 35 năm gắn bó với cây ca cao, tích lũy nhiều kinh nghiệm trong canh tác giống cây này, ông chia sẻ: "Để cây ca cao phát triển tốt và cho năng suất cao, nên trồng cây ca cao xen với những loại cây có tán rộng như cây dừa, nhãn..., vì cây ca cao là loại cây thích hợp với bóng mát. Ngoài việc bón phân đầy đủ, phù hợp theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây, người trồng nên thường xuyên phun thuốc trừ sâu, nhất là phòng trừ sâu đục thân". Nhờ có kinh nghiệm trồng và chăm sóc phù hợp, vườn ca cao của ông Hải cho năng suất rất cao. Với 400 cây ca cao, mỗi năm ông Hải thu hoạch trên 10 tấn trái. Riêng trong năm 2010, ông thu lãi trên 200 triệu đồng từ mô hình sản xuất và chế biến trái ca cao. Không chỉ tạo ra nguồn thu nhập cho gia đình, mô hình kinh tế của ông Hải còn tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương.


Có thể bạn quan tâm

Làm Tốt Công Tác Tiêm Phòng Vụ Thu Cho Gia Súc, Gia Cầm Làm Tốt Công Tác Tiêm Phòng Vụ Thu Cho Gia Súc, Gia Cầm

Những năm qua, công tác thú y được chú trọng phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu đã đáp ứng kịp thời nhu cầu bảo vệ đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn, góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi và tạo ra môi trường chăn nuôi trong sạch, sản phẩm thịt sạch góp phần bảo vệ sức khỏe con người.

17/09/2014
Chủ Động Bảo Vệ Cây Cao Su Trước Mùa Mưa Bão Chủ Động Bảo Vệ Cây Cao Su Trước Mùa Mưa Bão

Là người đã từng sở hữu gần 7 ha cao su, trong đó 6 ha đã cho thu hoạch, mỗi ngày ông Lê Quang Vinh, thôn Thuỷ Ba Tây, xã Vĩnh Thuỷ thu nhập khoảng 5 triệu đồng. Nhờ cây cao su, gia đình ông Vinh và nhiều hộ dân khác ở vùng quê này có cuộc sống khấm khá, sung túc.

17/09/2014
Ứng Dụng Công Nghệ Sinh Học Trong Sản Xuất Nông Nghiệp Ứng Dụng Công Nghệ Sinh Học Trong Sản Xuất Nông Nghiệp

Việc áp dụng CNSH trong nông nghiệp được xem là một trong những giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Trị nhằm hướng tới 3 mục tiêu cơ bản là nâng cao hiệu quả trên đơn vị diện tích, nâng cao thu nhập của nông dân và phát triển nông nghiệp bền vững.

17/09/2014
Khẩn Trương Phòng Chống Dịch Cúm Gia Cầm Khẩn Trương Phòng Chống Dịch Cúm Gia Cầm

Hiện nay nông dân đã cơ bản thu hoạch xong lúa hè thu, đây là thời điểm các hộ chăn nuôi vịt nhập đàn với số lượng lớn để thả vịt chạy đồng. Trong khi đó ngoài chủng vi rút gia cầm H5N1, hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Trị còn xuất hiện cúm gia cầm H5N6 nên nguy cơ lây lan dịch bệnh rất lớn.

17/09/2014
Ứng Dụng Thụ Tinh Nhân Tạo Vào Cải Tạo Đàn Trâu Ứng Dụng Thụ Tinh Nhân Tạo Vào Cải Tạo Đàn Trâu

Nhằm mục cao chất lượng đàn trâu của tỉnh, 2 năm qua, Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh đã thực hiện thành công mô hình ứng dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo cho trâu bằng tinh đông lạnh giống trâu Murrah. Kết quả là đã tạo ra đàn nghé lai Murrah có trọng lượng lớn hơn, tăng trọng nhanh, thích nghi tốt với điều kiện môi trường chăn nuôi tại địa phương.

17/09/2014