Mô Hình Sản Xuất Và Chế Biến Ca Cao Khép Kín Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Cây ca cao có mặt ở TP. Mỹ Tho từ trước năm 1980, lúc bấy giờ do khâu chế biến còn hạn chế và thị trường tiêu thụ gặp nhiều khó khăn, nên hiệu quả kinh tế không cao. Nhiều hộ nông dân ở thành phố đã đốn bỏ cây ca cao và trồng các loại cây ăn trái khác. Tin tưởng vào tiềm năng của cây ca cao, ông Tạ Thanh Hải (khu phố 4, Phường 10) duy trì vườn ca cao của mình và tìm tòi phương thức chế biến các sản phẩm bánh kẹo, nước giải khát từ trái ca cao.
Năm 2002, ông Hải đã đầu tư gần 100 triệu đồng để lắp đặt hệ thống chế biến hạt ca cao khép kín. Nhận thấy thị trường tiêu thụ của các sản phẩm chế biến từ trái ca cao có khả năng phát triển mạnh, ông mạnh dạn mở rộng quy mô sản xuất. Đến năm 2009, ông được hỗ trợ hệ thống dây chuyền chế biến hạt ca cao quy mô nhỏ theo Dự án ca cao hữu cơ tỉnh Tiền Giang. Với sự đầu tư này, trong năm 2010 ông Hải đã sản xuất và cung cấp ra thị trường trên 1,5 tấn sản phẩm từ trái ca cao như: kẹo sô cô la, bột ca cao, rượu ca cao, bơ ca cao... Hiện nay, các sản phẩm chế biến từ trái ca cao của DNTN Lâm Anh (do ông Tạ Thanh Hải làm chủ) đã có mặt ở nhiều siêu thị, cửa hàng bách hóa trong và ngoài tỉnh.
Khi đã tìm được đầu ra ổn định cho cây ca cao, với gần 4.500m2 đất nông nghiệp, ông Hải mạnh dạn nhân rộng diện tích trồng ca cao của gia đình, từ 200 lên 400 cây. Hơn 35 năm gắn bó với cây ca cao, tích lũy nhiều kinh nghiệm trong canh tác giống cây này, ông chia sẻ: "Để cây ca cao phát triển tốt và cho năng suất cao, nên trồng cây ca cao xen với những loại cây có tán rộng như cây dừa, nhãn..., vì cây ca cao là loại cây thích hợp với bóng mát. Ngoài việc bón phân đầy đủ, phù hợp theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây, người trồng nên thường xuyên phun thuốc trừ sâu, nhất là phòng trừ sâu đục thân". Nhờ có kinh nghiệm trồng và chăm sóc phù hợp, vườn ca cao của ông Hải cho năng suất rất cao. Với 400 cây ca cao, mỗi năm ông Hải thu hoạch trên 10 tấn trái. Riêng trong năm 2010, ông thu lãi trên 200 triệu đồng từ mô hình sản xuất và chế biến trái ca cao. Không chỉ tạo ra nguồn thu nhập cho gia đình, mô hình kinh tế của ông Hải còn tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 5/1/2015, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng đã có thông báo kết luận tại cuộc họp BCĐ liên ngành TƯ về VSATTP, theo đó thống nhất các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm trong kế hoạch đề ra nhằm tạo chuyển biến rõ nét về công tác đảm bảo VSATTP đối với sản phẩm nông lâm thủy sản chủ lực trong năm 2015…

Dự kiến trong quý IV/2015, công trình sẽ chính thức đi vào hoạt động. Đây sẽ là trung tâm đầu mối cung cấp sản phẩm động vật cho các chợ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và các Trung tâm Thương mại thuộc khu vực Việt Bắc, góp phần đáp ứng nhu cầu thực phẩm an toàn, cho người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh và các vùng phụ cận, giải quyết đầu ra cho người chăn nuôi.

Trên các tuyến đường dọc theo thị xã Đồng Xoài về các huyện thị, ngang qua QL13, 14 dễ dàng bắt gặp nhiều cơ sở trưng bảng bán cây sưa giống. Do nhu cầu lớn nên giá cây giống sưa cũng cao ngất ngưởng, có nơi tới vài chục ngàn đồng/cây vài tháng tuổi.

Căn cứ vào mức giá thành sản xuất lúa nói trên, các cơ quan có thẩm quyền, các doanh nghiệp, cá nhân tổ chức thu mua lúa với giá định hướng đảm bảo mức lãi tối thiểu cho người sản xuất lúa vụ đông xuân 2014-2015.

Mới đầu năm, Hiệp hội Mía đường Việt Nam đã phải “đấu” với Bộ Công thương quanh vấn đề nên hay không việc cho nhập khẩu 50.000 tấn đường từ Lào với thuế suất ưu đãi 0%.