Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Sản Xuất-Sơ Chế-Tiêu Thụ Rau An Toàn Theo Hướng VietGAP

Mô Hình Sản Xuất-Sơ Chế-Tiêu Thụ Rau An Toàn Theo Hướng VietGAP
Ngày đăng: 26/12/2011

Cùng với sự phát triển về đô thị, nâng cao tầm hiểu biết, người dân ngày càng có xu hướng quan tâm đến vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất nông sản, đặc biệt là rau củ quả. Nhu cầu sử dụng rau an toàn (RAT) ngày càng tăng, người tiêu dùng đòi hỏi không chỉ về chất lượng rau mà còn phải đảm bảo sạch và an toàn cho sức khoẻ.

Việc sản xuất RAT theo VietGAP phải quản lí chặt chẽ qui trình sản xuất từ khâu đất trồng, nước tưới, phân bón, sử dụng thuốc BVTV, thời gian cách ly với phân thuốc, thu hoạch, đến khâu sơ chế, bảo quản, vận chuyển và tiêu thụ. Để đạt được các tiêu chuẩn qui định cần phải có sự đầu tư cơ sở hạ tầng, hợp tác trong sản xuất và chi phí để đăng kí chứng nhận VietGAP. Bên cạnh đó, giá thành sản xuất RAT bao giờ cũng cao hơn giá thành của rau sản xuất theo phương pháp truyền thống. Cho nên, bà con nông dân thường quan ngại trong việc sản xuất RAT theo VietGAP.

Thấy được sự khó khăn của bà con nông dân, Sở Nông nghiệp và PTNT TP. HCM đã chỉ định Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ Nông nghiệp tổ chức chứng nhận thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho rau. Thông qua trung tâm, bà con nông dân trồng RAT sẽ được hướng dẫn qui trình trồng theo hướng VietGAP và cấp giấy chứng nhận mà không tốn bất kì chi phí nào. Ngoài ra, TP.HCM cũng đã thành lập các hợp tác xã (HTX) sản xuất RAT và liên kết nơi tiêu thụ cho bà con nông dân. Điều này làm cho bà con nông dân TP.HCM an tâm trong việc sản xuất RAT theo hướng VietGAP.

Điều quan trọng hơn hết để RAT tồn tại và phát triển trên thị trường tiêu thụ là phải xây dựng được mạng lưới tiêu thụ, có sự liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Nắm bắt được tình hình thực tế, ông Nguyễn Văn Long, giám đốc Công ty TNHH Hương Cảnh đã xây dựng mô hình sản xuất-sơ chế-tiêu thụ RAT khép kín, công ty đã ký cam kết với người nông dân sẽ bao tiêu 100% sản phẩm RAT ngay từ khi nông dân xuống giống. Trong trường hợp giá thị trường RAT tăng cao, công ty sẽ điều chỉnh giá thu mua với 50% sản phẩm theo giá thị trường, 50% theo giá hợp đồng cam kết. Trường hợp giá thị trường RAT xuống thấp, doanh nghiệp cam kết thu mua 100% theo hợp đồng đã ký. Ngoài ra, công ty còn xây dựng nhà sơ chế riêng, có bể sục khí Ozon để đảm bảo an toàn vệ sinh và giữ cho rau, củ, quả luôn tươ ngon. Hơn nữa, công ty còn sử dụng bao bì sản phẩm được dán tem nhãn ghi mã vạch có khả năng truy suất lô hàng. Hiện nay, Công ty TNHH Hương Cảnh cung cấp RAT cho gần 20 siêu thị lớn nhỏ tại TP.HCM. Nhân chuyến tham quan công ty, ông Nguyễn Văn Long đã có nhã ý hợp tác sản xuất 1.000 ha cây ớt trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

Mặc dù, việc tính toán chi phí ban đầu cho sản xuất RAT cao hơn sản xuất theo phương pháp truyền thống, nhưng chất lượng và lợi nhuận mang lại sau khi thu hoạch từ mô hình thì lại cao hơn nhiều. Hiện nay đã có doanh nghiệp bao tiêu sản xuất đầu ra, nhưng số lượng còn rất hạn chế. Hi vọng trong tương lai, Đồng Tháp sẽ phát triển những vùng sản xuất RAT theo chứng nhận VietGAP và tìm được nhiều doanh nghiệp tiêu thụ để phục vụ nhu cầu tiêu dùng không chỉ trong Tỉnh mà còn các tỉnh thành khác, nâng cao thu nhập cho người nông dân.


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Nuôi Nhím Kết Hợp Nuôi Thỏ Lợi Nhuận Hàng Trăm Triệu Đồng Mô Hình Nuôi Nhím Kết Hợp Nuôi Thỏ Lợi Nhuận Hàng Trăm Triệu Đồng

Nông dân có sáng tạo sẽ mau làm giàu, chính vì nhờ linh động trong phát triển kinh tế, biết tìm tòi học hỏi, tìm giống cây trồng vật nuôi, áp dụng thực tế tại hộ gia đình đã được nhiều nông dân đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hộ anh Nguyễn Văn Hòa ở ấp Bình Đông 2 xã Hương Mỹ, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre đã chọn phát triển mô hình nuôi Nhím kết hợp với nuôi Thỏ đem lại lợi nhuận hàng triệu đồng mỗi năm. Anh Hòa trở thành điển hình trong phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi ở địa phương.

08/02/2012
Đại Gia Bị Nông Dân Đến Nhà Đòi Nợ Đại Gia Bị Nông Dân Đến Nhà Đòi Nợ

Sáng 18.2, nhiều nông dân kéo đến cổng biệt thự của bà Phạm Thị Diệu Hiền - Tổng Giám đốc Công ty CP Thủy sản Bình An (Bianfishco) ở Cần Thơ, giăng băng rôn, yêu cầu bà Hiền trả nợ tiền mua cá. Khoảng 10 giờ 30 ngày 18.2, nhiều nông dân kéo đến cổng biệt thự của bà Phạm Thị Diệu Hiền - Tổng Giám đốc Công ty CP Thủy sản Bình An (Bianfishco) trên đường 30.4, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ, giăng băng rôn, yêu cầu bà Hiền trả nợ tiền mua cá.

20/02/2012
Diện Tích Nuôi Cá Nước Ngọt Tăng Diện Tích Nuôi Cá Nước Ngọt Tăng

Theo Sở NN&PTNT Bình Định, từ đầu năm đến nay, diện tích nuôi cá nước ngọt trên địa bàn toàn tỉnh có xu hướng tăng mạnh. Đến nay, toàn tỉnh có trên 2.500 ha mặt nước nuôi cá nước ngọt, bao gồm các hình thức nuôi như quảng canh trong hồ chứa thủy lợi, nuôi trong ao, nuôi thả lồng trong các hồ chứa, nuôi trong ao lót bạt và nuôi trong ruộng lúa

03/08/2011
Về Làng Bánh Chưng: Sau Tết Vẫn Nhộn Nhịp Về Làng Bánh Chưng: Sau Tết Vẫn Nhộn Nhịp

Làng Vĩnh Hòa, xã Hợp Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) nổi tiếng về nghề làm bánh chưng truyền thống. Nhờ nghề này, Vĩnh Hòa đã trở thành làng giàu có bậc nhất huyện Yên Thành.

21/02/2012
Chăm Sóc Khai Thác Dừa Nước Nam Bộ Chăm Sóc Khai Thác Dừa Nước Nam Bộ

Khai thác dừa nước là một truyền thống lâu đời ở Đông Nam Á khi mà một bộ phận khá lớn cư dân các vùng duyên hải Tây Thái Bình Dương lấy nước dừa làm nguồn thu nhập chính. Ở Philippines, 93% cồn và rượu được sản xuất chủ yếu từ dừa nước trong năm 1910, sản lượng lúc đó đã lên đến 90.000 lít (Gibbs, 1911). Giấm dừa nước là nguyên liệu tuyệt vời chế biến các món ăn hấp dẫn nơi các nhà hàng Thái Lan và Philippines

13/07/2012