Mô hình sản xuất nấm tập trung cho hiệu quả kinh tế cao

Mô hình sản xuất nấm tập trung tại xã Yên Phương (Yên Lạc - Vĩnh Phúc)
Tại buổi tham quan, các đại biểu được nghe các hộ sản xuất nấm tập trung trên địa bàn xã Yên Phương, cán bộ Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh cung cấp kỹ thuật, chia sẻ kinh nghiệm trồng nấm mộc nhĩ, nấm rơm, nấm sò, thông tin về giá cả và đầu ra của sản phẩm.
Qua sơ bộ hạch toán kinh tế cho thấy: Chi phí để đầu tư để làm 1 tấn nguyên liệu trồng nấm mọc nhĩ, nấm rơm, nấm sò từ 3 - 6 triệu đồng.
Với năng suất thu được trung bình là trên 500kg nấm sò, 140kg nấm rơm tươi; 75kg nấm mọc nhĩ khô, sau thời gian khoảng 2 tháng sản xuất, trừ chi phí, người trồng nấm thu lãi khoảng 3,2 – 5,5 triệu đồng/tấn nguyên liệu.
Qua tham quan mô hình sản xuất nấm tập trung nhằm tạo điều kiện, giúp đỡ bà con nông dân trên địa bàn tiếp cận, học hỏi kinh nghiệm, mạnh dạn hơn trong việc đầu tư sản xuất nấm và áp dụng vào mô hình trồng nấm tại gia đình, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống nhân dân.
Có thể bạn quan tâm

Năm nay ông Ý vừa mới lên tôm vụ đầu thu gần 1 tỷ đồng và đang chuẩn bị lên vụ 2. Ông phấn khởi cho biết: “Bà con ở ấp Cái Bát nuôi tôm công nghiệp rất hiệu quả. THT của ấp có hơn 20 thành viên đều ăn nên làm ra. Hiện có nhiều hộ thấy hiệu quả nên cũng chuẩn bị chuyển sang nuôi tôm công nghiệp”

Chỉ sau vụ lúa đông xuân 2011 – 2012, dự án “Hỗ trợ nông dân mua máy GĐLH thực hiện cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa” đã phát huy tốt hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực cho nông dân tỉnh Sóc Trăng.

Sau khi sáp nhập, Hà Nội có điều kiện tự nhiên rất thích hợp hình thành các vùng chăn nuôi trọng điểm, phù hợp với từng loại vật nuôi theo chủ trương phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm, chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư.

Như NNVN đã thông tin về vụ ngộ độc tập thể do loại rượu ngâm thuốc tại bữa giỗ nhà ông Huỳnh Giống ở thôn Năng An, xã Ân Tín (Hoài Ân - Bình Định) khiến 1 người tử vong vào ngày 7/1/2012. Sau thời gian dài điều tra, cơ quan chuyên môn đã có kết luận về đối tượng gây ngộ độc.

Chiều 8/5, trong cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm tại Hà Nội, ông Hoàng Văn Năm, Cục trưởng Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhận định: “Dịch lợn tai xanh tiếp tục diễn biến phức tạp và có nguy cơ lây lan trên diện rộng”.