Mô hình sản xuất nấm tập trung cho hiệu quả kinh tế cao

Mô hình sản xuất nấm tập trung tại xã Yên Phương (Yên Lạc - Vĩnh Phúc)
Tại buổi tham quan, các đại biểu được nghe các hộ sản xuất nấm tập trung trên địa bàn xã Yên Phương, cán bộ Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh cung cấp kỹ thuật, chia sẻ kinh nghiệm trồng nấm mộc nhĩ, nấm rơm, nấm sò, thông tin về giá cả và đầu ra của sản phẩm.
Qua sơ bộ hạch toán kinh tế cho thấy: Chi phí để đầu tư để làm 1 tấn nguyên liệu trồng nấm mọc nhĩ, nấm rơm, nấm sò từ 3 - 6 triệu đồng.
Với năng suất thu được trung bình là trên 500kg nấm sò, 140kg nấm rơm tươi; 75kg nấm mọc nhĩ khô, sau thời gian khoảng 2 tháng sản xuất, trừ chi phí, người trồng nấm thu lãi khoảng 3,2 – 5,5 triệu đồng/tấn nguyên liệu.
Qua tham quan mô hình sản xuất nấm tập trung nhằm tạo điều kiện, giúp đỡ bà con nông dân trên địa bàn tiếp cận, học hỏi kinh nghiệm, mạnh dạn hơn trong việc đầu tư sản xuất nấm và áp dụng vào mô hình trồng nấm tại gia đình, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống nhân dân.
Có thể bạn quan tâm

Trước những thách thức đặt ra đối với cây quýt đường, hiện ngành chức năng đã đưa ra nhiều giải pháp. Đặc biệt, không ít nhà vườn có tâm huyết tại xã Long Trị đang làm mọi cách để tìm lại vị ngọt vốn có của trái quýt đường bằng những kinh nghiệm của mình.

Quốc gia Nam Mỹ này có thể chứng kiến sản lượng cà phê giảm xuống dưới 40 triệu bao trong năm 2015, ông Silas Brasileiro, Chủ tịch Hội đồng Cà phê Quốc gia Brazil (CNC), cho biết trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại từ Brasilia hôm thứ Năm 24/7. Hạn hán đã thúc đẩy giá cà phê kỳ hạn tăng tới 61% trong năm nay ở thị trường New York.

Trong những năm gần đây, việc đưa các tiêu chí sản xuất nông nghiệp an toàn như VietGAP; HACCP... đã được ngành nông nghiệp tuyên truyền, khuyến khích nông dân ứng dụng rộng rãi nhưng trên thực tế kết quả đạt được còn rất khiêm tốn...

Hiện nay, diện tích cà phê già cỗi hơn 20 năm tuổi khoảng 86 nghìn héc-ta, chiến 17,3% tổng diện tích. Ngoài ra còn có khoảng 40 nghìn héc-ta dưới 20 năm, nhưng đã có biểu hiện già cỗi, sinh trưởng kém, năng suất thấp. Tổng diện tích cà phê cần thay thế trong 5 đến 10 năm tới khoảng 140 đến 160 nghìn héc-ta.

Như vậy, chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột là trường hợp duy nhất trên thế giới được bảo hộ trong nước cho sản phẩm nhân cà phê vối (Robusta) và đang tiến hành các thủ tục đăng ký bảo hộ quốc tế tại 15 quốc gia, vùng lãnh thổ dưới hình thức chỉ dẫn địa lý hoặc tên gọi xuất xứ, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận.