Mô Hình Sản Xuất Lúa Trên Ruộng Nhiễm Phèn, Mặn Cho Kết Quả Tốt

Trạm Khuyến nông huyện Phù Cát (Bình Định) vừa tổng kết mô hình sản xuất thử nghiệm giống lúa ĐV108 trên ruộng nhiễm phèn, mặn vụ Hè Thu ở xã Cát Minh.
Mô hình thực hiện trên diện tích 1,5 ha, với 25 hộ tham gia; áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác “3 giảm - 3 tăng”, bón phân theo hướng cải tạo đất trước khi gieo sạ, bón vôi và phân lân hạ độ phèn, mặn đất ruộng, tưới nước thích hợp theo các thời kỳ sinh trưởng phát triển cây lúa; đặc biệt sử dụng bộ chế phẩm Hợp Trí phân bón lá Super Humic + Hydrophos Zn, hạn chế được ngộ độc phèn, ngộ độc hữu cơ; giúp lúa ra rễ nhanh, sinh trưởng và phát triển tốt. Kết quả, năng suất lúa của mô hình đạt 56,3 tạ/ha, cao hơn lúa ngoài mô hình gieo sạ cùng vụ trên đất nhiễm phèn mặn tại địa phương gần 8,3 tạ/ha; thu nhập cao hơn giống lúa đối chứng 4,7 triệu đồng/ha.
Từ hiệu quả này, Trạm Khuyến nông huyện Phù Cát sẽ nhân rộng mô hình trong thời gian tới, trên những diện tích ruộng nhiễm phèn, mặn ở các xã ven biển.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, hồ tiêu tại Khánh Sơn (Khánh Hòa) đang được mùa, được giá. Người dân đang có xu hướng phá bỏ các diện tích sản xuất kém hiệu quả để trồng tiêu. Tuy nhiên, việc chuyển đổi ồ ạt có thể tiềm ẩn những hậu quả khác…

Nhiều người hỏi tôi, gà nuôi mà không bán được thì làm cách nào? Cái quy luật “cung - cầu” cứ nhày nhót quanh bà con ta, lúc lên, lúc xuống kiểu này thì rất khó trả lời.

Các hộ áp dụng quy trình VietGAP nông hộ thuộc Dự án LIFSAP tại 3 Vùng chăn nuôi ưu tiên gồm Thống Nhất, Xuân Lộc, và Long Khánh, người chăn nuôi vẫn bảo toàn đàn vật nuôi, và không bị bất cứ ảnh hưởng nào bởi dịch cúm gia cầm.

Chúng tôi đến thăm mô hình chăn nuôi tổng hợp của anh Lê Văn Quang (thôn Cầu Trên, xã Quang Sơn, huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc) đúng ngày anh khánh thành ngôi nhà mới xây.

Hội nông dân (ND) tỉnh vừa trao 1.000 hom giống thanh long ruột đỏ Long Định L1-H14 trị giá 15 triệu đồng cho 6 hộ hội viên thôn Lò Vôi, xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ.