Mô Hình Sản Xuất Lúa Trên Ruộng Nhiễm Phèn, Mặn Cho Kết Quả Tốt

Trạm Khuyến nông huyện Phù Cát (Bình Định) vừa tổng kết mô hình sản xuất thử nghiệm giống lúa ĐV108 trên ruộng nhiễm phèn, mặn vụ Hè Thu ở xã Cát Minh.
Mô hình thực hiện trên diện tích 1,5 ha, với 25 hộ tham gia; áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác “3 giảm - 3 tăng”, bón phân theo hướng cải tạo đất trước khi gieo sạ, bón vôi và phân lân hạ độ phèn, mặn đất ruộng, tưới nước thích hợp theo các thời kỳ sinh trưởng phát triển cây lúa; đặc biệt sử dụng bộ chế phẩm Hợp Trí phân bón lá Super Humic + Hydrophos Zn, hạn chế được ngộ độc phèn, ngộ độc hữu cơ; giúp lúa ra rễ nhanh, sinh trưởng và phát triển tốt. Kết quả, năng suất lúa của mô hình đạt 56,3 tạ/ha, cao hơn lúa ngoài mô hình gieo sạ cùng vụ trên đất nhiễm phèn mặn tại địa phương gần 8,3 tạ/ha; thu nhập cao hơn giống lúa đối chứng 4,7 triệu đồng/ha.
Từ hiệu quả này, Trạm Khuyến nông huyện Phù Cát sẽ nhân rộng mô hình trong thời gian tới, trên những diện tích ruộng nhiễm phèn, mặn ở các xã ven biển.
Có thể bạn quan tâm

Mô hình nuôi lươn không bùn trong bể xi măng trong vài năm gần đây đã được nhiều địa phương trong cả nước áp dụng với nhiều hình thức khác nhau và cho kết quả rất khả quan, trong đó phải kể đến chú Bảy Tạo, ở ấp Long Bình, xã Kiến An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.

Tỷ lệ góp vốn tính theo cổ phần (mỗi cổ phần trị giá 1 triệu đồng), xã đã huy động 220 cổ phần (220 triệu đồng) để mua 10 con bò cọp giao cho 5 hộ nuôi. Sau khi bán bò, lợi nhuận sẽ được chia cho nông dân 60%, còn lại 40% góp vào vốn để tiếp tục giúp đỡ các gia đình khác.

Về xã Đông Tảo (Khoái Châu, Hưng Yên) những ngày giáp Tết, người xe nườm nượp ra vào, những chiếc xe ô tô sang trọng về làng chở theo những chú gà Đông Tảo thô kệch, đôi chân to xù xì. Có lẽ ít giống gà nào lại được khách hàng đi xe ô tô sang săn đón vào dịp Tết nhiều như gà Đông Tảo…

Trong những năm gần đây, người dân các xã trên địa bàn huyện Đắk Song đã mạnh dạn ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất theo hướng an toàn, bền vững. Nông dân Đắk Song đang chuyển mạnh từ canh tác tự phát sang canh tác theo quy hoạch, chú trọng khâu lựa chọn giống và chế độ canh tác phù hợp cho từng chân đất đã đưa lại năng suất cao và phát triển bền vững.

Vì vậy nếu không có biện pháp tổ chức phòng trừ kịp thời thì bệnh đạo ôn sẽ phát triển mạnh, gây cháy cục bộ và tấn công sang cổ lá, cổ bông làm hạt lúa lép lửng, giảm năng suất. Do đó, đối với những địa phương đã xuất hiện bệnh đạo ôn gây hại nặng như các xã Xuân Phước, Xuân Sơn Nam (huyện Đồng Xuân), An Nghiệp (huyện Tuy An) cần nhanh chóng tổ chức cho nông dân phun trừ những diện tích bị hại.