Mô Hình Sản Xuất Lúa Trên Ruộng Nhiễm Phèn, Mặn Cho Kết Quả Tốt

Trạm Khuyến nông huyện Phù Cát (Bình Định) vừa tổng kết mô hình sản xuất thử nghiệm giống lúa ĐV108 trên ruộng nhiễm phèn, mặn vụ Hè Thu ở xã Cát Minh.
Mô hình thực hiện trên diện tích 1,5 ha, với 25 hộ tham gia; áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác “3 giảm - 3 tăng”, bón phân theo hướng cải tạo đất trước khi gieo sạ, bón vôi và phân lân hạ độ phèn, mặn đất ruộng, tưới nước thích hợp theo các thời kỳ sinh trưởng phát triển cây lúa; đặc biệt sử dụng bộ chế phẩm Hợp Trí phân bón lá Super Humic + Hydrophos Zn, hạn chế được ngộ độc phèn, ngộ độc hữu cơ; giúp lúa ra rễ nhanh, sinh trưởng và phát triển tốt. Kết quả, năng suất lúa của mô hình đạt 56,3 tạ/ha, cao hơn lúa ngoài mô hình gieo sạ cùng vụ trên đất nhiễm phèn mặn tại địa phương gần 8,3 tạ/ha; thu nhập cao hơn giống lúa đối chứng 4,7 triệu đồng/ha.
Từ hiệu quả này, Trạm Khuyến nông huyện Phù Cát sẽ nhân rộng mô hình trong thời gian tới, trên những diện tích ruộng nhiễm phèn, mặn ở các xã ven biển.
Có thể bạn quan tâm

Theo Morgan Stanley, giá đường cuối cùng đã chạm đáy khi thị trường này không còn phụ thuộc vào sự giảm giá của đồng Real.

5 năm qua, mức tăng trưởng bình quân 4,32%/năm, trong đó, sản lượng thủy sản tăng 36,8%, giá trị tăng 53,29% so với năm 2010.

Kỹ thuật ương nuôi siêu thâm canh (Raceway) là biện pháp ương tôm mật độ rất cao (thấp nhất là 2,000 PL12/m3 và cao nhất là 12,000 PL12/m3) trong khoảng thời gian 15 - 30 ngày.

9 tháng, tổng sản lượng thủy sản huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa đạt 25.105 tấn, đạt 73,8% kế hoạch năm 2015, bằng 104% so với cùng kỳ.

Suối Tiên chảy qua địa bàn xã Thiện Nghiệp và phường Hàm Tiến (TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận) từ lâu được du khách ví như chốn “bồng lai tiên cảnh”.