Mô Hình Sản Xuất Lúa Theo Hướng VietGAP: Hứa Hẹn Vụ Mùa Bội Thu

Mô hình sản xuất lúa theo hướng VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices, nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) trên địa bàn ấp Tân Thuộc, xã An Xuyên, TP Cà Mau, với 17 ha của 20 hộ tham gia trồng thử nghiệm giống OM 6600 đang trong giai đoạn làm đòng và trổ bông.
Không chỉ giúp nông dân giảm thiểu chi phí đầu tư, nâng cao giá bán, sức cạnh tranh mà còn góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao sức khỏe cho người sản xuất.
Từ khi được triển khai thực hiện từ năm 2009 đến nay, dự án tác động tích cực đến đời sống của người dân. Sản xuất lúa theo hướng VietGAP là một trong những mục tiêu mà xã An Xuyên đang xây dựng, nhằm từng bước cải thiện tập quán sản xuất nông nghiệp lạc hậu trước đây, giúp người dân thoát nghèo bền vững.
Cầm tay chỉ việcLà một xã thuần nông, trước đây, nông dân An Xuyên thường canh tác các giống lúa mùa địa phương, năng suất bấp bênh, thu nhập không ổn định. Những năm gần đây, việc lên bờ bao nuôi tôm và sản xuất lúa trung vụ được khuyến khích, nên năng suất lúa có tăng lên. Tuy nhiên, việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong canh tác lúa vẫn còn nhiều hạn chế.
Năm 2011, được sự tài trợ của dự án thông qua nguồn kinh phí Quỹ CIF, xã tổ chức nhiều lớp tập huấn nhằm nâng cao năng lực cho nông dân. Với thời gian 8 tuần thực học, 31 thành viên của tổ được giới thiệu về VietGAP, hướng dẫn triển khai thực hiện VietGAP trên lúa.
Theo đó, quy trình áp dụng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất như: tiêu chuẩn chọn giống, độ thuần của giống, các yêu cầu kỹ thuật phòng bệnh IPM, chương trình "3 giảm, 3 tăng", khử lẫn lúa khác giống, lúa cỏ, cỏ dại, sử dụng thuốc cách ly an toàn cho sản phẩm khi tiêu thụ ra thị trường được triển khai tường tận.
Do là năm đầu tiên sản xuất lúa theo hướng VietGAP nên cán bộ kỹ thuật trực tiếp hướng dẫn nhiều lần. Việc khử lẫn chỉ chú trọng giai đoạn diệt cỏ dại, lúa gài giai đoạn đẻ nhánh, trước và sau trổ…
Tham gia khóa tập huấn, ngoài việc được trao đổi về kiến thức và kinh nghiệm trong canh tác lúa với cán bộ, nông dân còn được hướng dẫn thực hành ngay trên đồng ruộng trong suốt thời gian từ khi lúa sinh trưởng đến thu hoạch. Qua khóa học, các thành viên đều tỏ ra hứng khởi với các kiến thức mới.
Cần đầu tư nhân rộng
Anh Diệp Xuân An, ấp Tân Thuộc, cho biết, sản xuất lúa sạch và an toàn có giá trị kinh tế cao là điều mà nông dân luôn hướng đến. Tuy nhiên, khi thay đổi các phương thức sản xuất, nông dân thường tự ý thực hiện riêng lẻ, mỗi người có cách làm riêng, tính hiệu quả chưa cao.
Khi tham gia khóa tập huấn, được tiếp cận các kỹ năng sản xuất lúa theo hướng VietGAP, anh biết được cách chọn giống lúa phù hợp, các tác hại của việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, ảnh hưởng đến môi trường, đến sức khỏe con người.
Bên cạnh đó, việc thăm đồng và xử lý đồng ruộng thường xuyên theo cách làm mới giúp anh phân tích được các loại sâu hại; từ đó có hướng quản lý bệnh hại trên lúa đạt hiệu quả hơn.
Ông Nguyễn Thanh Hùng, Chủ tịch UBND xã An Xuyên, cho biết, thời gian tới, xã sẽ tổ chức nhân rộng mô hình tổ hợp tác sản xuất lúa theo hướng VietGAP ra các ấp còn lại nhằm phát huy tính hiệu quả từ mô hình.
Đây là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, tăng thu nhập cho người dân, cần đầu tư hỗ trợ nhân rộng, tăng cường thông tin quảng bá./.
Có thể bạn quan tâm

Gặp anh Lê Thanh Nam, ấp Thạnh Mỹ A, xã Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A (Hậu Giang) đang tất bật chuyển những bao dưa leo lên xe kịp giao cho khách hàng, anh tranh thủ chia sẻ:

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa ký quyết định phê duyệt Chương trình đồng bộ phát triển và nâng cấp cụm ngành và chuỗi giá trị sản xuất các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh thuộc 5 ngành: điện tử và công nghệ thông tin, dệt may, chế biến lương thực thực phẩm, máy nông nghiệp, du lịch và dịch vụ liên quan.

Anh Đồng Văn Vũ ở ấp Đồng Ky, xã Quốc Thái, huyện An Phú (An Giang) có nhiều năm trong nghề săn bắt ong rừng, cho biết: “Thời điểm cận tết cho đến đầu mùa mưa là khoảng thời gian khai thác mật chính vụ. Khoảng thời gian đó, chất lượng mật rất tốt, sản lượng cao hơn so với mật khai thác vào những tháng mùa mưa”.

Nhiều năm gắn bó với nghề sản xuất hoa kiểng bán tết, anh Nguyễn Văn Ngõ ở ấp Quốc Khánh, xã Quốc Thái, huyện An Phú (An Giang), cho biết: “Năm nay, ngoài trồng những loại hoa kiểng bán vào dịp tết như vạn thọ, cúc mâm xôi, hướng dương tôi còn trồng thêm 200 chậu bắp để cung ứng cho nhu cầu Tết Ất Mùi này”.

Mô hình rau áp dụng công nghệ tưới phun và tưới nhỏ giọt của Cty Khang Thịnh, chi nhánh Netafim Lâm Đồng, tại huyện Đức Trọng, ông Vũ Kiên Trung, đại diện Netafim Việt Nam trình bày về các giải pháp hiệu quả để tưới tiết kiệm mô hình sản xuất nông nghiệp thông minh. Nhờ mô hình tưới tiêu thông minh này mà nhà vườn có thể tiết kiệm được một khoản chi phí lớn, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành nông phẩm để nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường.