Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Sản Xuất Lúa Giảm Phát Thải Khí Nhà Kính Tại Thanh Tân (Thái Bình)

Mô Hình Sản Xuất Lúa Giảm Phát Thải Khí Nhà Kính Tại Thanh Tân (Thái Bình)
Ngày đăng: 19/04/2014

Vụ xuân 2014, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Viện Môi trường nông nghiệp, Trung tâm Khảo nghiệm Khuyến nông Khuyến ngư (TTKNKNKN) Thái Bình xây dựng mô hình sản xuất lúa giảm thiểu phát thải khí nhà kính tại xã Thanh Tân, huyện Kiến Xương (Thái Bình). Mô hình được thực hiện trên giống lúa TBR45 với quy mô 10 ha.

Các hộ nông dân tham gia mô hình đã được các chuyên gia tập huấn kỹ thuật sản xuất lúa giảm phát thải khí nhà kính bằng phương pháp tưới ướt - khô xen kẽ thay vì việc canh tác lúa lúc nào cũng có nước như hiện nay.

Theo IRRI, cây lúa không phải lúc nào cũng cần ngập nước và chỉ cần bơm nước vào ruộng tối đa 5cm. Tuần đầu tiên sau sạ giữ mực nước bão hòa đủ ẩm. Sau đó mực nước trong ruộng giữ cao khoảng 1 - 3cm theo giai đoạn phát triển của cây lúa và giữ liên tục cho đến khi bón phân lần 2.

Giai đoạn từ 25 - 60 ngày cần giữ nước vừa đủ. Cần đặt ống theo dõi mức nước trong ruộng. Khi nước xuống thấp 15cm thì bơm nước vào ruộng ngập tối đa 5cm. Ðây là giai đoạn lúa dễ bị bệnh khô vằn, mực nước không cao làm hạch nấm khô vằn sẽ không phát tán, hạn chế lây lan bệnh. Giai đoạn lúa 60 - 65 ngày bơm nước 1 - 3 cm trước khi bón phân thúc đón đòng hạn chế ánh sáng làm phân hủy và bốc hơi phân bón. Từ sau đó giữ nước đều trong ruộng đến khi thu hoạch.

Với phương pháp tưới nước “tưới ướt - khô xen kẽ” giúp rễ ăn sâu hạn chế đổ ngã, hạn chế sự bốc hơi phân bón giảm thiểu ô nhiễm môi trường...

Mô hình đã được các chuyên gia lấy mẫu đất, mẫu khí, mẫu nước để nghiên cứu, đồng thời đặt ống để theo dõi mực nước trong ruộng. Qua đó bà con nông dân nắm bắt được khi nào cần tưới nước, tưới ngập bao nhiêu là đủ cho lúa phát triển, nên bón phân độ ẩm như thế nào để giảm tối đa lượng khí NH3. Phương pháp này giúp sử dụng nước tiết kiệm tối đa, hạn chế các loại nấm bệnh, rễ lúa đâm sâu hấp thu được nhiều dinh dưỡng, chống đổ tốt tạo năng suất lúa cao và phát triển bền vững.

Ðầu tháng 4 vừa qua, đoàn chuyên gia của Phòng Nông nghiệp Ðại sứ quán Mỹ, Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Viện Môi trường đã đi kiểm tra đánh giá kết quả bước đầu của mô hình. Thông qua kiểm tra thực tế đồng ruộng, đoàn kiểm tra đánh giá mô hình bước đầu đạt hiệu quả tốt. Thông qua việc giữ nước vừa phải giúp lúa đẻ nhánh nhanh, hấp thu phân tốt, bộ rễ phát triển, hạn chế sâu bệnh hơn hẳn so với phương pháp tưới nước truyền thống.

Mô hình sẽ được cán bộ Trạm khuyến nông Kiến Xương tiếp tục chỉ đạo theo dõi sát sao để đạt hiệu quả cao nhất, qua đó là cơ sở để nhân rộng ra nhiều địa phương trong tỉnh.


Có thể bạn quan tâm

Người Chăn Nuôi Chủ Động Ứng Phó Với Dịch Bệnh Người Chăn Nuôi Chủ Động Ứng Phó Với Dịch Bệnh

Trước tình hình dịch cúm gia cầm đang diễn ra tại nhiều địa phương gây nhiều thiệt hại cho ngành chăn nuôi, cùng với nhiều giải pháp từ ngành chức năng, nhiều chủ trang trại chăn nuôi gia cầm tập trung tại Bình Dương rất tự tin để ứng phó với dịch bệnh.

17/03/2014
Nông Dân Nông Dân "Héo Mặt" Vì Dưa Hấu

“Trồng dưa hấu chẳng khác gì đánh bạc, may rủi lắm. Trời thương thì được mùa, được giá, còn không đặng thì phải chịu thua lỗ. Vụ này, ai cũng héo mặt vì giá thấp, còn dưa non thì rụng trái, chết nhiều”- ông Nguyễn Văn Luần (xã Xuân An, thị xã An Khê, Gia Lai) nói trong than thở.

20/02/2014
Bảo Vệ Gà Đông Tảo Trước Dịch Cúm Gia Cầm Bảo Vệ Gà Đông Tảo Trước Dịch Cúm Gia Cầm

Gần đây, một số trang mạng điện tử phản ánh về người chăn nuôi gà Đông Tảo phát sốt vì lo, phải mang gà đi ký gửi ở các địa phương khác để tránh dịch. Để tìm hiểu thực hư về những thông tin trên, chúng tôi đã về địa phương tìm hiểu.

17/03/2014
Nuôi Ếch Thu Nhập 200 Triệu Đồng/năm Nuôi Ếch Thu Nhập 200 Triệu Đồng/năm

Với nghề nuôi ếch thịt và sản xuất ếch giống, ông Đinh Như Trực (thôn Di Tây, xã Phú Hồ, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) đã có thu nhập mỗi năm trên 200 triệu đồng.

20/02/2014
Hệ Lụy Đã Được Báo Trước! Hệ Lụy Đã Được Báo Trước!

Câu chuyện nông dân ồ ạt trồng một loại cây nào đó đang được giá không mới đối với vùng Tây Nguyên, mà điều đáng nói là dẫu hệ lụy đã được báo trước nhưng nhiều nông dân vẫn bất chấp rủi ro.

17/03/2014