Mô Hình Sản Xuất Giống Cá Còm

Ông Lâm Vĩnh Gia, ngụ tại ấp 1, xã Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang hiện khá thành công với mô hình nuôi cá còm thịt và nhân giống loại cá này. Cá còm còn có tên gọi cá nàng hai, là loài cá được phân loại cùng một họ với cá thát lát (họ Notopteridae). Ngoài giá trị thực phẩm, cá còm còn được nuôi làm sinh vật cảnh.
Ban đầu, ông Vĩnh Gia lấy nguồn cá giống nơi khác đem về nuôi. Sau vài vụ nuôi, ông có suy nghĩ là làm thế nào để nhân giống loài cá này để không phải mất thời gian và chi phí mua con giống.
Trước khi tiến hành sinh sản nhân tạo con giống cá còm, ông đã đi tham quan, học tập kinh nghiệm thực tế ở nhiều nơi và tìm tòi, học hỏi những thông tin trên sách, báo. Sau vài lần thất bại, ông đã đúc kết một số kinh nghiệm trong việc cho sinh sản nhân tạo giống cá còm.
Do đặc tính cá còm đẻ trứng dính, ông đã sử dụng giá thể bằng gạch tàu để cá còm đẻ trứng dính vào giá thể. Nhưng do việc sử dụng gạch tàu làm giá thể gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm tra vì các miếng gạch phải cắm ở dưới mặt nước ao.
Sau một thời gian nghiên cứu, ông Vĩnh Gia đã thay đổi giá thể bằng việc sử dụng các ống nhựa có đường kính 10 cm để dễ dàng kiểm tra trứng. Ngoài ra, ông còn dùng nẹp tre kẹp vào ống nhựa để dễ dàng cắm ống nhựa xuống dưới mặt nước ao, cá đẻ sẽ dính quanh mặt ngoài thành ống nhựa.
Để kích thích cá đẻ, ông cấp nước thêm vào ao, sau đó bố trí giá thể các ống nhựa cắm theo chiều thẳng đứng xuống ao, tính từ khi cấp nước đến thời điểm ngày thứ ba thì bắt đầu kiểm tra các ống nhựa. Nếu cá đẻ, trứng sẽ dính bên mặt ngoài ống nhựa. Sau đó tiến hành chuyển các ống nhựa đến bể ấp đã chuẩn bị sẵn. Sau 5 - 6 ngày, trứng sẽ nở thành cá bột. Cá bột được vớt chuyển sang bể ươm cá giống.
Ông Vĩnh Gia cho biết, với số lượng 300 con cá bố mẹ được chọn làm sinh sản thì sản xuất được 40.000 cá con với tỷ lệ cho phối 2 cái và 1 đực. Cá còm một năm chỉ sinh sản một đợt nhưng chia ra từ 5 - 6 lần sinh sản và bắt đầu sinh sản từ tháng 4 kéo dài đến tháng 7 và tháng 8. Như vậy, bình quân một tháng cá đẻ 2 lần, tỷ lệ đẻ và tỷ lệ nở chiếm đến 90%. Năm 2013, ông Vĩnh Gia cho cá còm sản xuất được 150.000 con cá bột, sau đó ươm lên giai đoạn cá hương bán được với giá 2.800 đồng/con.
Hiện tại, ông Vĩnh Gia vẫn đang tiếp tục thực hiện mô hình cho sinh sản cá còm, đây là mô hình giúp bà con nông dân cải thiện kinh tế gia đình, giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn và đồng thời giúp ngành thủy sản một hướng đi mới từ việc sinh sản và ươm nuôi loài cá này.
Có thể bạn quan tâm

Lý giải về hiện tượng này, ông Lê Văn Việt, Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Vân Canh, cho biết: Năm 2014 thời tiết diễn biến phức tạp, nắng hạn kéo dài, sâu đục thân hại chuối, cộng với áp thấp nhiệt đới xảy ra vào trung tuần tháng 11 vừa qua, đã gây thiệt hại gần 50% diện tích chuối tết của người dân địa phương.

Năm nay, các giống cây lâm nghiệp đều được nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thay vì bằng hom, hạt như trước đây. Ưu điểm của phương pháp này là cây giống sạch bệnh, độ đồng đều cao, sinh trưởng, phát triển tốt, thân mọc thẳng, ít phân cành.

Tại Sóc Trăng, hiện nay, bưởi da xanh đang được thương lái thu mua với giá từ 50.000 - 60.000 đồng/ kg và từ 43.000 - 50.000 đồng/kg bưởi Năm Roi, cao hơn từ 15 - 20% so với cùng kỳ năm trước. Theo các nhà vườn ở huyện Kế Sách, nguyên nhân bưởi liên tục tăng giá do năm nay thời tiết không thuận lợi, gây ra nhiều dịch bệnh trên cây và trái, làm giảm năng suất và có thể sẽ gây khan hiếm cho thị trường Tết sắp tới.

Theo thông tin từ Hội Sinh vật cảnh thành phố Đà Lạt, khá nhiều nhà vườn trong thành phố đang trồng, chăm sóc loại chanh cho trái khổng lồ và hiện đã ra trái rất đẹp. Cây chanh không quá to, chiều cao chỉ khoảng 1,20m nhưng cho trái chanh rất lớn, có trái nặng tới 1kg, dáng tròn, lúc còn non trái màu xanh, khi chín trái vàng ươm rất đẹp. Cùi và vỏ của trái chanh khổng lồ có vị ngọt the, ruột vàng chua dịu và thơm. Hiện chanh giống có giá 200 ngàn đồng/cây.

Nói về những tấm gương nông dân làm giàu, tích cực tham gia công tác xã hội, giúp bà con xung quanh cùng vượt khó thoát nghèo trên vùng ngập lũ phía Tây của tỉnh Tiền Giang, mọi người hay nhắc đến ông Trịnh Đông Hải, sinh năm 1951, hiện cư ngụ tại ấp Hiệp Nhơn, xã Hiệp Đức, huyện Cai Lậy.