Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Nuôi Trùn Quế Kết Hợp Chăn Nuôi Lợi Cả Đôi Đường

Mô Hình Nuôi Trùn Quế Kết Hợp Chăn Nuôi Lợi Cả Đôi Đường
Ngày đăng: 09/08/2013

Trong điều kiện giá thức ăn cho chăn nuôi tăng cao, trong khi nhu cầu thị trường yêu cầu thực phẩm ngon, sạch, đảm bảo vệ sinh nên gần đây xã Thiện Nghiệp (Phan Thiết - Bình Thuận) thí điểm mô hình nuôi trùn quế kết hợp chăn nuôi tại gia đình anh Nguyễn Văn Tánh - thôn Thiện Trung. Mô hình này vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao vừa bảo vệ được môi trường, do tận dụng lượng chất thải trong chăn nuôi.

Nghề nuôi… chỉ cần chịu khó

Được sự giới thiệu và giúp đỡ của Hội Nông dân xã Thiện Nghiệp, tháng 8/2012, anh Tánh mua 20kg khối ấu trùng (trứng trùn quế) ở Củ Chi về nuôi thử nghiệm. Nhờ chịu khó tìm tòi học hỏi trên các sách báo, anh đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực còn mới mẻ này. Anh Tánh chia sẻ: “Trùn quế rất dễ nuôi, không đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, bà con nông dân chỉ cần tham gia lớp tập huấn hoặc tự nghiên cứu qua tài liệu cũng có thể áp dụng được.

Hơn nữa, nuôi trùn quế không cần đầu tư nhiều vốn mà cần nhất là phải chịu khó. Tuy nhiên lúc đầu, do không có kinh nghiệm tôi ủ phân chưa đủ độ mục, cứ thế cho ăn làm trùn chết hàng loạt và kìm hãm sự phát triển của chúng”. Mô hình nuôi trùn quế được anh Tánh thử nghiệm bằng hai cách là nuôi trên luống và nuôi trong chậu.

Theo anh Tánh, nuôi trong chậu ưu điểm giúp người nuôi tiết kiệm được diện tích, người nuôi cần lưu ý đảm bảo xây chuồng trại kín đáo để che mưa nắng và tránh ánh sáng trực tiếp. Luôn giữ nhiệt độ trung bình trong các luống và chậu trùn ở 20 độ C. Trung bình, cứ 3 ngày cho trùn ăn một lần. Nếu tuân thủ đúng các kỹ thuật thì chỉ sau một tháng với mật độ thả 2 kg giống/m2 cho thu nhập khoảng 7 - 8 kg trùn thương phẩm.

“Một vốn, bốn lời”

Là một trong những gia đình tiên phong áp dụng mô hình nuôi trùn quế kết hợp với chăn nuôi. Nhờ đó, khối lượng phân thải ra của đàn gia cầm, gia súc với hơn 500 con gà, vịt và 10 con bò đã được sử dụng hết và không gây ô nhiễm môi trường, đồng thời trùn trở thành nguồn thức ăn lớn để chăn nuôi. Cứ sau một tháng thả ấu trùng, trùn quế cho thu hoạch. Trùn thương phẩm được anh đem sấy khô hoặc đông lạnh là nguồn thức ăn hấp dẫn cho bò, gà vịt giúp giảm được 1/3 chi phí giá thành chăn nuôi.

Từ khi triển khai mô hình nuôi trùn quế kết hợp chăn nuôi giúp gia đình anh Tánh đạt được một số lợi ích vượt trội như: xử lý toàn bộ chất thải trong chăn nuôi, sản xuất phân bón vi sinh sạch bón cho cây trồng và nhất là tận dụng được nguyên liệu sẵn có trong vườn như lục bình lá ủ mục, phân gia súc, gia cầm, rơm rạ... Với giá thị trường từ 100 - 150 ngàn đồng/kg trùn thương phẩm, nuôi trùn quế được coi là mô hình sản xuất “làm chơi ăn thật” do dễ làm, vốn đầu tư ít mà hiệu quả kinh tế lại cao.

Nếu gia đình nào chịu khó bỏ công sức nuôi trùn quế kết hợp V.A.C thì rất tốt, bởi nuôi trùn quế có nhiều tác dụng như tạo nguồn thức ăn dồi dào cho gà, vịt, ngan, cá... Ngoài ra, phân trùn rất giàu chất dinh dưỡng thích hợp cho nhiều loại cây trồng.

Hiện nay, ngoài giá trị dinh dưỡng của thịt trùn, thì phân trùn còn được các nhà nghiên cứu đánh giá là có nhiều lợi ích, giá trị trong sản xuất nông nghiệp: phân trùn quế giàu khoáng chất, giàu chất dinh dưỡng hòa tan trong nước và chứa đựng hơn 50% chất mùn được tìm thấy trên lớp đất mặt… giúp cây trồng có thể hấp thu ngay dưỡng chất, phát triển khỏe mạnh.


Có thể bạn quan tâm

Triệu phú chăn cừu Triệu phú chăn cừu

Sau nhiều năm gắn bó với chốn thị thành náo nhiệt của TP.Phan Rang – Tháp Chàm (Ninh Thuận), do đam mê nghề chăn nuôi nên Phạm Minh Quang đã rời bỏ mảnh đất yêu thương của mình mà đến xã Nhị Hà, huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) lập nghiệp, cuộc sống đã bắt đầu thay đổi từ đây.

05/06/2015
Một tay vẫn gây dựng cơ đồ Một tay vẫn gây dựng cơ đồ

Không may mất đi một cánh tay, nhưng anh Nguyễn Văn Ngô (44 tuổi, trú khu phố Vĩnh Phước, phường Đông Lương, TP. Đông Hà, Quảng Trị) đã vượt khó làm giàu nhờ nỗ lực cá nhân, sự hỗ trợ của gia đình và tổ chức hội.

05/06/2015
30 tuổi, thành tỷ phú chanh không hạt miền Tây 30 tuổi, thành tỷ phú chanh không hạt miền Tây

Ở tuổi 30, anh Nguyễn Văn Thật, ở xã Đông Thạnh (Châu Thành, Hậu Giang) đã là Giám đốc Hợp tác xã với doanh thu trên 1 tỷ đồng mỗi năm, từ việc cung cấp chanh không hạt giống và thu mua trái.

05/06/2015
Vải ngố tràn ngập phố nhái vải thiều Vải ngố tràn ngập phố nhái vải thiều

Những loại vải này có màu sắc rất kém, quả to, cùi mỏng, chùm quả không đều… Đây là loại vải còn được nông dân gọi là vải “ngố”, có thể trồng ở nhiều nơi.

05/06/2015
Nhóm chuỗi liên kết khai thác tiêu thụ cá ngừ Nhóm chuỗi liên kết khai thác tiêu thụ cá ngừ

Ngày 2.6, đại diện Sở NNPTNT Phú Yên cho biết, nhóm chuỗi đầu tiên của tỉnh về thí điểm liên kết khai thác - thu mua - chế biến - tiêu thụ cá ngừ đại dương vừa công bố hoạt động.

05/06/2015