Mô Hình Nuôi Trâu Murrah Ấn Độ Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Được sự hỗ trợ của Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng khoa học - kỹ thuật (KHKT) chăn nuôi tỉnh Thanh Hóa, từ năm 2008 đến nay, nhiều hộ gia đình ở các địa phương trong tỉnh đã đầu tư phát triển mô hình nuôi trâu Murrah Ấn Độ lấy thịt đạt hiệu quả cao.
Murrah là giống trâu Ấn Độ có trọng lượng thịt cao hơn so với giống trâu bản địa từ 50 đến 70 kg/con. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 4 huyện, thị xã là: Bỉm Sơn, Như Thanh, Như Xuân và Thạch Thành với hơn 200 hộ dân tham gia chương trình này. Các hộ tham gia chương trình được hỗ trợ 100% tiền công chăm sóc, công thụ tinh nhân tạo, các vật tư truyền giống và được bảo đảm “đầu ra” cho sản phẩm theo chương trình nâng cao tầm vóc đàn trâu theo định hướng chỉ đạo của UBND tỉnh.
Theo hạch toán của các hộ chăn nuôi, trâu Murrah Ấn Độ chủ yếu ăn các loại thức ăn thô từ phụ phẩm của ngành trồng trọt như: rơm, cỏ, thân lá đậu tương, khoai lang và ngô. Sau 1 năm chăn nuôi, khi xuất chuồng, mỗi con trâu thịt giống Murrah sẽ cho thu lãi từ 20 đến 25 triệu đồng.
Để thúc đẩy phát triển các mô hình chăn nuôi trâu thịt Murrah, thời gian tới, Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng KHKT chăn nuôi tỉnh sẽ tiếp tục triển khai đề tài “Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật về nâng cao khả năng sinh sản và sản xuất của trâu” tại Thanh Hóa, nhằm nâng cao thu nhập cho nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Hơn 3 năm qua, trên địa bàn tỉnh Bến Tre không xảy ra dịch cúm gia cầm. Tuy nhiên đầu năm 2014, dịch bệnh xảy ra và bùng phát mạnh ở huyện Mỏ Cày Nam, đầu tiên là xã Cẩm Sơn sau đó là 3 xã An Thới, Định Thủy và An Định. Vì sao dịch bùng phát trở lại và ngành thú y đã làm gì để khống chế hiệu quả?

Thăm mô hình nuôi bò vỗ béo của gia đình anh Trương Văn Thơ ở tổ dân phố 3, thị trấn Đức Phổ (Đức Phổ), tận mắt chứng kiến sự chăm sóc tận tụy của anh, mới hiểu con bò bây giờ đã thực sự trở thành thứ tài sản quý giá với người nông dân.

Riêng Cần Thơ, An Giang và Ðồng Tháp đạt năng suất từ 6,5 đến 6,7 tấn/ha... Với năng suất này, ước tổng sản lượng cả vụ đạt 9,5 triệu tấn, tăng gần 200 nghìn tấn so vụ trước, góp phần nâng sản lượng lúa đông xuân và hè thu năm 2014.

Cây mía đã và đang đem lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Tuy nhiên, chỉ độc canh cây mía làm cho diện tích trồng mía chưa thực sự phát huy tối đa hiệu quả kinh tế, và việc trồng mía trong thời gian dài đã khiến cho đất trở nên cằn cỗi làm giảm năng suất cũng như chất lượng của cây mía.

Gần 2 tháng nay, một số loại trái cây trên thị trường đều rớt giá mạnh do đang vào mùa thu hoạch rộ, thị trường tiêu thụ giảm. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, bưởi da xanh vẫn nằm ở mức giá cao nên nông dân trồng bưởi da xanh lãi lớn.