Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Nuôi Trâu Murrah Ấn Độ Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Mô Hình Nuôi Trâu Murrah Ấn Độ Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao
Ngày đăng: 09/10/2013

Được sự hỗ trợ của Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng khoa học - kỹ thuật (KHKT) chăn nuôi tỉnh Thanh Hóa, từ năm 2008 đến nay, nhiều hộ gia đình ở các địa phương trong tỉnh đã đầu tư phát triển mô hình nuôi trâu Murrah Ấn Độ lấy thịt đạt hiệu quả cao.

Murrah là giống trâu Ấn Độ có trọng lượng thịt cao hơn so với giống trâu bản địa từ 50 đến 70 kg/con. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 4 huyện, thị xã là: Bỉm Sơn, Như Thanh, Như Xuân và Thạch Thành với hơn 200 hộ dân tham gia chương trình này. Các hộ tham gia chương trình được hỗ trợ 100% tiền công chăm sóc, công thụ tinh nhân tạo, các vật tư truyền giống và được bảo đảm “đầu ra” cho sản phẩm theo chương trình nâng cao tầm vóc đàn trâu theo định hướng chỉ đạo của UBND tỉnh.

Theo hạch toán của các hộ chăn nuôi, trâu Murrah Ấn Độ chủ yếu ăn các loại thức ăn thô từ phụ phẩm của ngành trồng trọt như: rơm, cỏ, thân lá đậu tương, khoai lang và ngô. Sau 1 năm chăn nuôi, khi xuất chuồng, mỗi con trâu thịt giống Murrah sẽ cho thu lãi từ 20 đến 25 triệu đồng.

Để thúc đẩy phát triển các mô hình chăn nuôi trâu thịt Murrah, thời gian tới, Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng KHKT chăn nuôi tỉnh sẽ tiếp tục triển khai đề tài “Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật về nâng cao khả năng sinh sản và sản xuất của trâu” tại Thanh Hóa, nhằm nâng cao thu nhập cho nông dân.


Có thể bạn quan tâm

Vươn lên từ mô hình chăn nuôi lợn Vươn lên từ mô hình chăn nuôi lợn

Với sự cần cù, chịu khó và quyết tâm vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương, vợ chồng anh Nguyễn Tư (52 tuổi) và chị Trần Thị Hoa (50 tuổi) ở thôn Lễ Môn, xã Gio Phong, huyện Gio Linh (Quảng Trị) đã có thu nhập khá cao từ mô hình chăn nuôi lợn thương phẩm.

01/10/2016
Trồng dừa xiêm lùn trên cát, nhàn nhã thu tiền Trồng dừa xiêm lùn trên cát, nhàn nhã thu tiền

Nhiều người gọi hai ông Lê Xuân Bá (sinh năm 1957) và Nguyễn Văn Dậu (sinh năm 1956, cùng trú thôn Tăng Long 2, xã Tam Quan Nam, huyện Hoài Nhơn, Bình Định) là những lão gàn vì đã liều mình “ném” hàng trăm triệu đồng để trồng dừa xiêm lùn da xanh trên vùng cát ven biển...

12/10/2016
Làm giàu nhờ trồng rau an toàn trái mùa Làm giàu nhờ trồng rau an toàn trái mùa

Được học nghề, có nguồn tiêu thụ lâu dài, nhiều phụ nữ vùng Tây Bắc đã làm giàu nhờ trồng rau an toàn trái mùa.

12/10/2016
Cơ ngơi bạc tỷ của nông dân U60 Cơ ngơi bạc tỷ của nông dân U60

Từ nghèo khó, bà Lê Thị Kim Liên (thôn 17, xã Nhân Cơ, huyện Đăk R’Lấp, Đăk Nông) đã có cơ ngơi bạc tỷ. Bí quyết của nông dân U60 này chính là mô hình đa canh, đa con để sẵn sàng “đối mặt” với bấp bênh của thị trường nông sản.

12/10/2016
Thu tiền tỷ nhờ trồng bưởi da xanh Thu tiền tỷ nhờ trồng bưởi da xanh

Chỉ với 8.000 m2 đất trồng bưởi xa xanh (BDX) VietGAP, ông Đào Văn Minh, ngụ xã Quới Sơn (huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) thu về hơn 1 tỷ đồng mỗi năm. Mô hình của ông được nhiều đoàn khách trong và ngoài nước tham quan học hỏi kinh nghiệm sản xuất.

13/10/2016