Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Nuôi Trâu Murrah Ấn Độ Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Mô Hình Nuôi Trâu Murrah Ấn Độ Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao
Ngày đăng: 09/10/2013

Được sự hỗ trợ của Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng khoa học - kỹ thuật (KHKT) chăn nuôi tỉnh Thanh Hóa, từ năm 2008 đến nay, nhiều hộ gia đình ở các địa phương trong tỉnh đã đầu tư phát triển mô hình nuôi trâu Murrah Ấn Độ lấy thịt đạt hiệu quả cao.

Murrah là giống trâu Ấn Độ có trọng lượng thịt cao hơn so với giống trâu bản địa từ 50 đến 70 kg/con. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 4 huyện, thị xã là: Bỉm Sơn, Như Thanh, Như Xuân và Thạch Thành với hơn 200 hộ dân tham gia chương trình này. Các hộ tham gia chương trình được hỗ trợ 100% tiền công chăm sóc, công thụ tinh nhân tạo, các vật tư truyền giống và được bảo đảm “đầu ra” cho sản phẩm theo chương trình nâng cao tầm vóc đàn trâu theo định hướng chỉ đạo của UBND tỉnh.

Theo hạch toán của các hộ chăn nuôi, trâu Murrah Ấn Độ chủ yếu ăn các loại thức ăn thô từ phụ phẩm của ngành trồng trọt như: rơm, cỏ, thân lá đậu tương, khoai lang và ngô. Sau 1 năm chăn nuôi, khi xuất chuồng, mỗi con trâu thịt giống Murrah sẽ cho thu lãi từ 20 đến 25 triệu đồng.

Để thúc đẩy phát triển các mô hình chăn nuôi trâu thịt Murrah, thời gian tới, Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng KHKT chăn nuôi tỉnh sẽ tiếp tục triển khai đề tài “Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật về nâng cao khả năng sinh sản và sản xuất của trâu” tại Thanh Hóa, nhằm nâng cao thu nhập cho nông dân.


Có thể bạn quan tâm

“Phất” Lên Nhờ Nuôi Cá Đặc Sản “Phất” Lên Nhờ Nuôi Cá Đặc Sản

Khi nghề nuôi cá tra xuất khẩu luôn bấp bênh về đầu ra, dẫn đến tỷ lệ rủi ro cao thì một số ngư dân trong tỉnh An Giang đã nhanh chóng chuyển hướng nuôi các loại cá đặc sản, phục vụ thực khách tại các nhà hàng, quán ăn. Ông Lê Văn Dũng, Chi hội Nghề cá thị trấn Chợ Vàm (Phú Tân) là một điển hình trong số đó.

08/12/2014
Sóc Trăng Đầu Tư Hàng Trăm Tỷ Đồng Phát Triển Nghề Nuôi Trồng Thủy Sản Sóc Trăng Đầu Tư Hàng Trăm Tỷ Đồng Phát Triển Nghề Nuôi Trồng Thủy Sản

Hàng năm, thiệt hại trên diện tích tôm nuôi của tỉnh Sóc Trăng vẫn còn lớn, có năm thiệt hại tới 70-80% diện tích thả nuôi. Năm 2013 dù là vụ nuôi tôm khá thành công của các hộ dân tỉnh Sóc Trăng, nhưng thiệt hại cũng chiếm trên 30%. Còn vụ tôm năm 2014, tuy mới qua nửa chặng đường, nhưng thiệt hại đã chiếm tới 36% diện tích thả nuôi.

23/07/2014
Nuôi Thành Công Cá Chiên Ở Lòng Hồ Sơn La Nghề Mới, Cơ Hội Mới Cho Nông Dân Nuôi Thành Công Cá Chiên Ở Lòng Hồ Sơn La Nghề Mới, Cơ Hội Mới Cho Nông Dân

Cá chiên, loài cá được mệnh danh là chúa tể lòng sông Đà vì bản tính hung dữ và có trọng lượng trưởng thành lên tới 70kg (nhiều tài liệu ghi 90kg). Đây còn là loài cá thuộc nhóm “tứ quý”, dùng để tiến vua... Rất nhiều người đã tốn bao công sức để thuần hóa loài cá này, nhưng đều thất bại. Câu chuyện nuôi cá Chiên tưởng chừng khó thì nay đã thực hiện thành công trên lòng hồ thủy điện Sơn La.

08/12/2014
Sản Xuất Thành Công Thức Ăn Công Nghiệp Cho Tôm Hùm Sản Xuất Thành Công Thức Ăn Công Nghiệp Cho Tôm Hùm

Ngày 21-7, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Lại Văn Hùng, Trưởng bộ môn nuôi thủy sản nước mặn, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản (Trường Đại học Nha Trang) cho biết, ông và các cộng sự đã sản xuất thành công thức ăn công nghiệp cho tôm hùm bông và tôm hùm xanh.

23/07/2014
Tôm Bị Bệnh, Người Nuôi Lỗ Nặng Tôm Bị Bệnh, Người Nuôi Lỗ Nặng

Hiện nay, bệnh trên con tôm bùng phát tại vùng nuôi hạ lưu sông Bàn Thạch (huyện Đông Hòa, Phú Yên) khiến nhiều người nuôi lỗ vốn. Nguyên nhân vẫn là “điệp khúc” do thời tiết không thuận lợi, người nuôi tôm chưa chấp hành quy chế vùng nuôi, cơ sở hạ tầng vùng nuôi chưa phù hợp…

23/07/2014