Mô Hình Nuôi Trăn Khấm Khá

Ông Huỳnh Văn Ân (ấp Phú Bình, xã Phú An, Phú Tân, An Giang) cho biết, ông đang nuôi 180 con trăn thịt, sau hơn 8 tháng chăm sóc, trăn đạt trọng lượng 5-6 kg/con là có thể xuất chuồng. Bán cho thương lái với giá 280.000-310.000 đồng/kg, trừ chi phí, ông Ân còn lời hơn 180 triệu đồng. Ngoài ra, ông Ân còn nuôi thêm 15 con trăn nái, mỗi năm trăn nái đẻ 1 lứa khoảng 40 trứng. Sau 2 tháng ấp trứng, ông Ân bán trăn giống giá 400.000 đồng/con.
Anh Lương Hữu Nghị, ngụ cùng ấp chia sẻ, trăn rất dễ nuôi, dễ chăm sóc, lại không cần diện tích nuôi lớn, mà đầu ra và giá trăn thịt tương đối ổn định.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian gần đây, một số vựa thu mua trái cây ở huyện Châu Thành lại “bổ sung” thêm mặt hàng thu mua tại vựa đó là thu mua cam non.

Những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp của xã Hải Lộc (Hải Hậu) có những chuyển biến tích cực, trong đó đã tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Hiện nay, tại Hải Lộc đã hình thành được nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân.

Những năm qua, chăn nuôi luôn giữ vai trò, vị trí hết sức quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, đóng góp tích cực vào sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Phát triển chăn nuôi đã tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần cải thiện đời sống cho người dân và xây dựng NTM.

Vụ xuân năm 2015, huyện Hạ Hòa triển khai nhiều mô hình lúa thuần chất lượng cao. Trong đó giống lúa J02 tại xã Minh Hạc và Hiền Lương, giống lúa Thiên ưu 8 tại xã Động Lâm và Hương Xạ với diện tích 15ha/xã. Đây là các giống lúa thuần có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, dễ canh tác, cho năng suất cao và giá thành cao.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đến tháng 5/2015, đã có 36/63 tỉnh, thành phố ban hành đề án hoặc kế hoạch hành động tái cơ cấu nông nghiệp của địa phương và tổ chức triển khai trong thực tiễn.