Mô Hình Nuôi Trăn Hiệu Quả Tại Huyện Lấp Vò

Hiện nay, nuôi trăn thương phẩm đang là một trong những mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao bởi ưu điểm là không cần nhiều diện tích, dễ nuôi, nguồn thức ăn dễ kiếm, không đòi hỏi nhiều kỹ thuật, ít tốn công chăm sóc và đặc biệt là đầu ra ổn định, giá bán luôn ở mức cao.
Năm 2013, ông Phạm Tấn Sĩ ngụ ấp Tân Thuận B, xã Tân Mỹ (Lấp Vò) nuôi thử 5 con trăn lứa và 10 con trăn con, sau khi thu hoạch, trừ chi phí, ông thu lời trên 30 triệu đồng. Thấy hiệu quả, ông Sĩ tiếp tục nuôi 30 con. Được biết, giá bán khá cao, tùy theo trọng lượng giá dao động từ 200 - 300 ngàn đồng/kg, nếu nuôi trăn giống giá bán trứng là 300 ngàn đồng/trứng, trăn con khoảng 500 ngàn đồng/con.
Đây là một trong những mô hình làm kinh tế hiệu quả đang dần được nhân rộng tại huyện Lấp Vò.
Có thể bạn quan tâm

Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN-PTNT) huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai), hai cây trồng chủ lực của huyện là bưởi và xoài đang phát triển nhanh về diện tích.

Trong thời gian qua, bệnh đốm trắng xảy ra nhiều trên cây thanh long, làm cho nhà vườn đang gặp không ít khó khăn; còn các nhà chuyên môn thì loay hoay tìm hướng xử lý.

Ước tính trung bình mỗi năm, người trồng cây ăn trái của huyện có thu nhập trên 100 triệu đồng/ha. Nhờ vậy, giúp cho nhiều hộ thoát nghèo, vươn lên khá giàu.

Ngày 28.2, Bộ NNPTNT đã có công điện gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc triển khai các biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm.

Về hiệu quả kinh tế, hiện bê con 5 - 6 tháng tuổi giá 20 triệu đồng; 9 tháng tuổi cho sữa (mỗi ngày từ 10-12kg), từ năm thứ hai trở đi lượng sữa ổn định và tăng lên. Sau 1 năm nuôi (từ thời điểm bò bắt đầu cho sữa), lợi nhuận gấp đôi so với nuôi bò sữa và bò sinh sản, trong khi đầu tư tương đương.