Mô Hình Nuôi Trăn Của Anh Lâm Minh Tú

Bên cạnh các mô hình trồng lúa, hoa màu, nuôi tôm…, nông dân TP Cà Mau còn chủ động tìm tòi và áp dụng nhiều mô hình sản xuất đa dạng. Các mô hình này tuy không mới nhưng với bàn tay cần cù, sáng tạo của người nông dân đã mang đến hiệu quả bất ngờ.
Điển hình như mô hình nuôi trăn của gia đình anh Lâm Minh Tú, ấp Ba Dinh, xã Định Bình.
Gia đình anh Lâm Minh Tú mới ra riêng được vài năm. Với gần 1 ha nuôi tôm tự nhiên, anh thu nhập khoảng 40 triệu đồng/năm, cuộc sống rất chật vật. Quyết tâm thoát khỏi cái khó, cái nghèo, đầu năm 2011, anh đầu tư nuôi 8 con trăn.
Học hỏi từ bạn bè ở Bạc Liêu, anh áp dụng cách cho trăn ăn cá phi thay vì cho ăn chuột, vịt, gà như cách nuôi truyền thống. Cá phi sẵn có rất nhiều trong vuông tôm nên tiết kiệm được tiền mua thức ăn.
Theo anh Tú, cứ 4 kg cá phi thì thu được 1 kg thịt trăn. Nuôi khoảng 10 tháng, trăn đạt trọng lượng 6 kg thì có thể xuất bán. Giá thành ổn định ở mức từ 350-400 ngàn đồng/kg. Bình quân mỗi con trăn anh thu lời 1,5 triệu đồng, gấp đôi so với cách nuôi thường.
Anh Lâm Minh Tú chia sẻ: “Cá phi được làm sạch, sau đó mồi cho trăn ăn một con chuột, rồi cứ thế cho ăn tiếp cá phi. Trăn có trọng lượng 3 kg thì cho ăn trung bình nửa ký cá phi và 3 ngày cho ăn 1 lần. Trăn cần có ánh sáng thì mới mau lớn nên chuồng nuôi phải ở vị trí thông thoáng, có ánh sáng mặt trời”.
Số tiền lợi nhuận từ nuôi trăn, anh đầu tư cải tạo vuông tôm, bờ bao để thả nuôi 2 vụ cua/năm. Trừ chi phí đầu tư, bình quân mỗi vụ cua anh thu lời trên 15 triệu đồng. Lấy ngắn nuôi dài, anh tiếp tục duy trì và phát triển việc nuôi trăn.
Từ 8 con trăn ban đầu, chuồng trăn của anh đã tăng lên 40 con, trong đó có 20 con đang chuẩn bị thu hoạch, ước tính thu về lợi nhuận trên 30 triệu đồng. Anh Tú dự định, sau khi bán đợt trăn này sẽ mở rộng quy mô, nuôi thêm 20 con trăn đẻ.
Nhờ cần cù, chịu khó và sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm, cuộc sống gia đình anh đang từng bước vươn lên khá giả.
Chủ tịch Hội Nông dân xã Định Bình Lê Ngọc Ân cho biết: “Hiện toàn xã có 80 hộ áp dụng mô hình nuôi trăn. Mô hình này đã giúp không ít hộ khó khăn nơi đây thoát nghèo. Sáng kiến trong mô hình này là cho ăn cá phi. Cá phi có giá từ 10-12 ngàn đồng/kg, rẻ hơn nhiều so với chuột và vịt, gà.
Năm nay, Hội Nông dân xã sẽ thành lập tổ hợp tác nuôi trăn để nhân rộng hiệu quả mô hình này, nâng cao thu nhập cho nông dân”.
Có thể bạn quan tâm

Chiều 28/7, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS) tổ chức hội nghị đánh giá tình hình hoạt động của đơn vị 6 tháng đầu năm 2014, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát dự và chỉ đạo hội nghị.

Sau nhiều năm thất bát, năm nay ông đã chăm sóc theo đúng quy trình, thực hiện đầy đủ các biện pháp kỹ thuật như làm cỏ, xới xáo tỉa cành, tạo tán, bón phân đầy đủ, phòng trừ sâu bệnh hại và hoàn chỉnh hệ thống tưới, thoát úng, nhờ vậy tỷ lệ cây đạt quả rất cao. Ước tính vườn bưởi của ông Cường có hơn 4.000 quả, dự kiến cho thu nhập trên 100 triệu đồng.

Ông Nguyễn Văn Cửu, Chủ tịch Hội Nuôi nhuyễn thể Giao Thủy là trùm của mọi ông trùm ngao miền Bắc. Hơn hai mươi năm trước ông đã du nhập con ngao méo Thanh Hóa về Giao Xuân (Giao Thủy, Nam Định) để nghề này dần trở nên thịnh vượng.

Bên cạnh đó, việc thực hiện đăng ký mã số nhận diện lần đầu và đăng ký lại được thực hiện độc lập hoặc đồng thời với việc xác nhận đăng ký nuôi cá Tra thương phẩm. Ngoài ra, đăng ký nuôi cá Tra thương phẩm bao gồm đăng ký diện tích và sản lượng nuôi.

Trong khuôn khổ Dự án "Cải thiện sức chống chịu với biến đổi khí hậu vùng ven biển Việt Nam, Campuchia và Thái Lan", chiều ngày 05-8, tại xã An Thạnh 3 (huyện Cù Lao Dung - Sóc Trăng) Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức buổi ra mắt mô hình bảo vệ nghêu bố mẹ.