Mô Hình Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Trong Ao Lót Bạt Ni-Lon Ở Sơn Tịnh

Năm 2012, Trạm khuyến nông huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) thực hiện mô hình trình diễn nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao lót bạt nilon trong ao vùng triều, với qui mô 1.000 mét vuông, tại thôn Đông Hòa, xã Tịnh Hòa.
Số lượng giống tôm thẻ thả nuôi 138.000 con, nguồn gốc từ Trung tâm Giống Thủy sản Quảng Ngãi. Tổng kinh phí thực hiện mô hình gần 82 triệu đồng. Trong đó, Nhà nước hỗ trợ 41,7 triệu đồng.
Trước khi thực hiện mô hình, Trạm khuyến nông huyện đã giới thiệu cho các hộ tham gia mô hình về đặc điểm sinh học của tôm thẻ chân trắng, cách đầu tư dụng cụ, trang thiết bị và chuẩn bị ao phù hợp cho việc nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng trong ao lót bạt nilon, giống và mật độ nuôi; kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng tôm thẻ chân trắng, kỹ thuật phòng và điều trị một số bệnh của tôm thẻ chân trắng.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện do mô hình bị ô nhiễm đất, ô nhiễm nước của vùng nuôi nên mô hình phải “thu hoạch chạy”, tôm nuôi bị bệnh, do đó trọng lượng tôm chưa đạt theo yêu cầu kế hoạch được phê duyệt. Kết quả, sản lượng thu hoạch đạt gần 1.190 kg, tổng thu nhập hơn 94 triệu đồng, sau khi trừ chi phí (chưa tính công lao động) lãi hơn 23,7 triệu đồng.
Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao lót bạt nilon là tiến bộ khoa học mới đối với bà con nông ngư dân Tịnh Hòa (Sơn Tịnh).
Mô hình có khả năng nhân rộng cho vùng nuôi chuyên canh của xã Tịnh Hòa trong năm 2013 nếu được quy hoạch hệ thống tưới tiêu và tập trung hướng dẫn kỹ thuật cho người sản xuất một cách hệ thống và nhất quán ngay từ đầu vụ.
Có thể bạn quan tâm

Tận dụng tối đa diện tích đất cho phép sử dụng/tổng diện tích đất rừng được nhà nước giao khoán để nuôi trồng thủy sản (TS), người dân huyện An Minh (Kiên Giang) đã liên tiếp giành được thắng lợi trong từng mùa vụ.

Mô hình trồng nhãn xen cây màu cho thu nhập trên 50 triệu đồng/vụ của anh Hoàng Ngọc Chung ở thôn Bản Nhuần I - xã Quảng Chu (Chợ Mới, Bắc Kạn) đang được xem là cách làm mới, đem lại hiệu quả kinh tế cao và cần được nhân rộng.

Đến vùng đất cổ Đường Lâm, huyện Ba Vì, Hà Nội ai cũng biết đến mô hình chăn nuôi gà Mía hiệu quả nhờ mạnh dạn đầu tư, áp dụng khoa học của ông Nguyễn Quốc Quân (60 tuổi), người gắn liền với thương hiệu này nhiều năm nay.

Để giúp cho hộ trồng rừng có thêm thu nhập bên cạnh cây rừng, từ năm 1996, Chi Cục Kiểm Lâm đưa cây xoài Bưởi vào cơ cấu cây rừng. Riêng trên địa bàn xã An cư huyện Tịnh Biên, diện tích trồng Xoài xen Sao trong 3 năm, từ năm 1996 đến 1998, là 350ha. Với công thức kỹ thuật: Keo lá tràm 444 cây/ha + Sao 500 cây/ha + Xoài Bưởi 200 cây/ha. Sau bao năm vất vả, đến hôm nay, các hộ dân trồng rừng khu vực xã An Cư phấn khởi vì được mùa xoài.

Thời gian qua, tình hình đánh bắt thủy sản ngày càng tăng nên nhiều loại thủy sản trở nên cạn kiệt và có nguy cơ tuyệt chủng, đặc biệt là loại cá tra bần (hay còn gọi là cá tra nghệ). Để tái tạo lại nguồn lợi thủy sản của loại cá này, đồng thời tạo nguồn cho việc di cư sinh sản trong thiên nhiên, ngày 18-8, Chi cục Thủy sản tỉnh Hậu Giang phối hợp cùng Phòng Kinh tế huyện Long Mỹ và Công ty TNHH 1 thành viên Minh Chánh - Phú Tân