Mô Hình Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Trong Ao Lót Bạt Ni-Lon Ở Sơn Tịnh

Năm 2012, Trạm khuyến nông huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) thực hiện mô hình trình diễn nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao lót bạt nilon trong ao vùng triều, với qui mô 1.000 mét vuông, tại thôn Đông Hòa, xã Tịnh Hòa.
Số lượng giống tôm thẻ thả nuôi 138.000 con, nguồn gốc từ Trung tâm Giống Thủy sản Quảng Ngãi. Tổng kinh phí thực hiện mô hình gần 82 triệu đồng. Trong đó, Nhà nước hỗ trợ 41,7 triệu đồng.
Trước khi thực hiện mô hình, Trạm khuyến nông huyện đã giới thiệu cho các hộ tham gia mô hình về đặc điểm sinh học của tôm thẻ chân trắng, cách đầu tư dụng cụ, trang thiết bị và chuẩn bị ao phù hợp cho việc nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng trong ao lót bạt nilon, giống và mật độ nuôi; kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng tôm thẻ chân trắng, kỹ thuật phòng và điều trị một số bệnh của tôm thẻ chân trắng.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện do mô hình bị ô nhiễm đất, ô nhiễm nước của vùng nuôi nên mô hình phải “thu hoạch chạy”, tôm nuôi bị bệnh, do đó trọng lượng tôm chưa đạt theo yêu cầu kế hoạch được phê duyệt. Kết quả, sản lượng thu hoạch đạt gần 1.190 kg, tổng thu nhập hơn 94 triệu đồng, sau khi trừ chi phí (chưa tính công lao động) lãi hơn 23,7 triệu đồng.
Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao lót bạt nilon là tiến bộ khoa học mới đối với bà con nông ngư dân Tịnh Hòa (Sơn Tịnh).
Mô hình có khả năng nhân rộng cho vùng nuôi chuyên canh của xã Tịnh Hòa trong năm 2013 nếu được quy hoạch hệ thống tưới tiêu và tập trung hướng dẫn kỹ thuật cho người sản xuất một cách hệ thống và nhất quán ngay từ đầu vụ.
Có thể bạn quan tâm

Việc ký kết đưa mặt hàng này về tiêu thụ tại Hà Nội đã khiến hàng nghìn hộ chăn nuôi ở Yên Thế (Bắc Giang) hy vọng đổi đời. Tuy nhiên, đến nay không ít hộ nuôi đã phải cầm cố sổ đỏ, nợ ngân hàng chồng chất, vì thua lỗ.

Gần đây, việc bùng phát nuôi tôm thẻ chân trắng ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung, An Giang nói riêng đã khiến cho chính quyền và các nhà chuyên môn vô cùng lo lắng, bởi đi liền với hiệu quả kinh tế thì có không ít rủi ro với đối tượng nuôi mới này.

Một lần nữa ngành chăn nuôi rơi vào cảnh lao đao. Cách đây hai năm, ngành chăn nuôi cũng rơi vào khó khăn. Năm 2012, để cứu ngành này, nhiều ý kiến đề xuất gói cứu trợ 9.000 tỷ đồng. Giờ đây, một đề xuất tương tự đang lặp lại.

Nhiều người cho rằng để ao “trắng” như vậy khá là phí, khi mà ngay sau vụ tôm có thể nuôi kế vài loại cá khác. Thế nhưng theo ông Việt khẳng định, là người nuôi tôm có kinh nghiệm thì không nên tiếc rẻ như vậy, ngược lại nên chuẩn bị tốt các điều kiện để tập trung cho vụ nuôi mới.

Sau hơn mười năm phát triển ở vùng đất cù lao Tân Thuận Đông, TP.Cao Lãnh (Đồng Tháp), nhãn Idor (còn gọi là nhãn Thái) từng bước khẳng định vị thế là cây trồng đầy tiềm năng ở xứ cồn. Nhờ trồng nhãn Idor mà nhiều gia đình thoát được cảnh nghèo túng, phất lên làm giàu.