Mô hình nuôi tôm không sên bùn mang lại hiệu quả cao

Xuất phát của mô hình này là từ chủ doanh nghiệp tôm giống Dương Hùng (huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu). Sau một thời gian tham quan, rút kinh nghiệm ở một số hộ nuôi tôm không sên bùn nhiều năm liền và trúng tôm liên tiếp, ông Dương Hùng xây dựng thành mô hình và khuyến cáo nông dân áp dụng. Theo ông Dương Hùng, nếu nông dân áp dụng nuôi tôm theo quy trình không sên bùn thì sẽ nhanh chóng thoát nghèo và vươn lên khá giàu. Đồng thời mô hình này vừa bảo vệ môi trường, vừa giải quyết tình trạng lây lan dịch bệnh trên tôm nuôi hiện nay.
Ông Dương Hùng cho biết: “Cần giữ nước vuông tôm không bị rò rỉ, giữ mực nước thấp nhất trên trảng là 5 tấc (mực nước càng cao càng tốt). Dùng đất cứng đắp bờ cao hơn mặt đầm 1,2m. Trồng cỏ, năn xung quanh bờ để cản sóng đập vào bờ. Không xổ nước để bắt tôm mà đặt lú ngầm để bắt. Khi đến con nước rông thì cho nước vô từ từ (mỗi ngày 2 - 3 phân). Gây tảo bằng phân NPK 20-20-0, 1.000m2 tương đương 2kg phân. Dùng dụng cụ để đo tảo, đo độ kiềm, độ pH. Vài chục năm sau cũng không được sên bùn”.
Nếu các hộ nuôi tôm theo mô hình này, doanh nghiệp tôm giống Dương Hùng sẽ hướng dẫn cách nuôi và hỗ trợ như bán tôm giống thiếu, hỗ trợ vốn vay.
Hiện nay, mô hình nuôi tôm không sên bùn được một số hộ nông dân các xã thuộc huyện Đông Hải và một số hộ ở tỉnh Cà Mau thực hiện đã đem lại hiệu quả kinh tế. Điển hình là hộ anh Ca Văn Tư (ấp Thành Thưởng A, xã An Trạch, huyện Đông Hải). Gia đình anh Tư có 6 công đất nuôi tôm theo mô hình quảng canh. Nhưng tôm nuôi liên tục chết và gia đình lâm vào cảnh nghèo túng. Năm 2010, vợ chồng anh được ông Dương Hùng cho tôm giống và hướng dẫn nuôi tôm theo mô hình không sên bùn. Vợ chồng anh Tư đã áp dụng làm theo 5 năm liền và tôm nuôi trúng liên tục. Anh Tư thổ lộ: “Nhờ chú Dương Hùng cho tôm giống và dạy cách nuôi tôm không sên bùn mà năm 2012 gia đình tôi vươn lên thoát nghèo, có cuộc sống ổn định. Tôi đã trả sổ hộ nghèo cho xã và xây nhà khang trang”.
Trong 5 năm áp dụng mô hình nuôi tôm không sên bùn anh Tư trúng tôm liên tục. Một số hộ lân cận thấy lạ, làm theo, và tất cả tôm nuôi đều trúng. Thiết nghĩ, đây là một mô hình mới và hiệu quả, vì vậy ngành chức năng cần nghiên cứu kỹ để khuyến cáo nhân rộng.
Có thể bạn quan tâm

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, thời gian qua, do thời tiết trên địa bàn tỉnh diễn biến bất thường đã tạo môi trường cho rệp sáp phát triển gây hại trên cây cà phê ở một số địa phương như Đắk Mil, Chư Jút, Krông Nô…Trong đó, tại các huyện Chư Jút, Krông Nô, rệp sáp đã xuất hiện trong vườn cà phê với tỷ lệ từ 3-5%/1 cành.

Theo Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh thì từ năm 2010, đơn vị đã thực hiện một số mô hình trình diễn trồng cây mắc ca để khảo nghiệm loại cây trồng mới được xem là mang lại hiệu quả kinh tế cao này.

Năm 2013, từ nguồn kinh phí của khuyến nông quốc gia, Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh đã triển khai mô hình sản xuất cà phê bền vững được cấp giấy chứng nhận tại Tây Nguyên theo quy tắc 4C (bộ quy tắc chung của cộng đồng cà phê quốc tế).

Nước tưới có vai trò quyết định đến năng suất, chất lượng của cây cà phê, song vai trò trọng yếu này đang bị đe dọa khi người trồng cà phê phải đối mặt với nhiều thách thức do diện tích cà phê tăng nhanh, nhưng nguồn nước tưới chưa được quan tâm đầu tư.

Để hạn chế những thiệt hại do hạn hán có thể xảy ra đối với cây trồng vụ đông xuân 2013 - 2014, ngành chức năng và bà con nông dân huyện Krông Nô đã, đang chủ động triển khai xây dựng, nạo vét kênh mương thủy lợi, khơi thông dòng chảy... để đảm bảo nước tưới cho toàn bộ mùa vụ.