Mô Hình Nuôi Tôm - Cua - Sò Huyết Đạt Hiệu Quả Cao Ở Kiên Giang

Những năm gần đây, mô hình nuôi tôm - cua - sò huyết trong cùng diện tích canh tác ở các xã vùng ven biển của huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang đã giúp nhiều hộ dân có thu nhập ổn định, vươn lên làm giàu… Huyện An Biên có 4 xã ven biển, gồm: Nam Thái, Nam Thái A, Tây Yên, Nam Yên. Trong đó xã Nam Thái A có diện tích nuôi trồng thủy sản nhiều nhất của huyện, diện tích thả nuôi thủy sản kết hợp tôm – cua - sò huyết trên cùng một diện tích khoảng 272 ha, tập trung ở các ấp Xẻo Quao A, Xẻo Đôi, Bảy Biển và Xẻo Vẹt với 52 hộ nông dân thực hiện mô hình.
Trước đây, người dân chuyên nuôi tôm, nhưng do thời tiết diễn biến bất thường, năng suất tôm giảm. Đến năm 2000, nông dân nuôi tôm kết hợp thả cua, sò huyết đã tận dụng tối đa diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản, đa dạng hóa cơ cấu vật nuôi, phân tán rủi ro khi tôm mất mùa. Mô hình có chi phí đầu tư không cao, người nuôi chỉ tốn tiền mua con giống, có thể tận dụng thức ăn tự nhiên có sẵn trong ao. Đặc biệt, nuôi sò huyết trong ao lắng, góp phần cải tạo môi trường nước trong ao như lọc tảo, xử lý mùn bã hữu cơ, vi sinh vật.
Chị Lê Thị Thảnh, ngụ ấp Xẻo Đôi, xã Nam Thái A là một trong những người thành công với mô hình kết hợp tôm - cua - sò huyết trong cùng diện tích mặt nước, mỗi năm thu nhập không dưới 200 triệu đồng. Theo chị Thảnh, với vuông tôm rộng 4 ha, năm vừa rồi chị thả hơn 1 tấn sò huyết, chỉ tốn tiền mua giống gần 40 triệu đồng, sau gần một năm chị thu hoạch gần 15 tấn sò huyết, giá bán dao động 40.000 - 48.000 đồng/kg, trừ chi phí, lãi trên 100 triệu đồng. Ngoài ra, chị Thảnh còn ngăn bờ bao, thả 4.000 con cua giống xen tôm, sau 4 tháng thả nuôi, thu lãi trên 100 triệu đồng từ tiền bán cua và tôm.
Nhận thấy mô hình nuôi thủy sản kết hợp này đạt hiệu quả kinh tế cao, xã Nam Thái A đang đề xuất với ngành chức năng huyện để tăng cường công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân về kỹ thuật thực hiện mô hình nuôi trồng thủy sản nhằm nhân rộng ra địa bàn xã. Đồng thời thành lập tổ hợp tác để nông dân trao đổi kinh nghiệm sản xuất và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, tránh tình trạng thương lái ép giá.
Có thể bạn quan tâm

Tuy nhiên, cả 3 thương hiệu trên đều từng bị chiếm tại nước ngoài. Với chỉ dẫn địa lý nước mắm Phú Quốc, tuy được bảo hộ tại 28 nước trong khối EU, nhưng vẫn bị tranh chấp tại Thái Lan và hiện là Trung Quốc. Giữa năm 2011, một công ty tên là Việt Hương, trụ sở đặt tại Hồng Kông, đã đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu nước mắm Phú Quốc (kèm logo là hình con cá cơm và bản đồ VN có vẽ dấu hiệu chỉ đến vị trí đảo Phú Quốc) tại Trung Quốc.

Tại thôn Mai Dương, thôn có diện tích cũng như số hộ nuôi trồng thủy sản nhiều nhất của xã Quảng Phước, ngoài tiến hành thu tỉa những diện tích thuỷ sản đã thả nuôi, nhiều hộ còn bắt đầu thả thêm lứa cua mới để tăng thêm nguồn thu trước mùa mưa bão. Toàn thôn có 120 hộ nuôi trồng thủy sản, chủ yếu là mô hình nuôi xen ghép tôm, cua, cá kình, cá dìa.

Ông Yukio Kikuchi cho biết dự án này sẽ được triển khai tại ba tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa với 180 chiếc, mục tiêu nâng cao thu nhập cho ngư dân VN bằng cách giảm chi phí đánh bắt bằng phương tiện, công nghệ hiện đại và tăng giá bán sản phẩm bằng việc nâng cao chất lượng cá.

Những năm qua, nhiều loại cây nông sản chủ lực của tỉnh Bình Phước liên tục rớt giá, khiến thu nhập của nông dân bấp bênh. Nhiều hộ rơi vào vòng luẩn quẩn chặt - trồng - chặt rồi bế tắc không biết trồng cây gì. Do đó, ngành chức năng cần định hướng và chính nông dân phải biết tính toán trước khi chuyển đổi, chọn loại cây phù hợp.

Nhiều nhà vườn tại Bến Tre hiện đang chặt bỏ cây cacao do năng suất thấp, không hiệu quả. Diện tích cây cacao ở địa phương này giảm một nửa so với trước đó.