Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Nuôi Tôm - Cua - Sò Huyết Đạt Hiệu Quả Cao Ở Kiên Giang

Mô Hình Nuôi Tôm - Cua - Sò Huyết Đạt Hiệu Quả Cao Ở Kiên Giang
Ngày đăng: 16/03/2013

Những năm gần đây, mô hình nuôi tôm - cua - sò huyết trong cùng diện tích canh tác ở các xã vùng ven biển của huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang đã giúp nhiều hộ dân có thu nhập ổn định, vươn lên làm giàu… Huyện An Biên có 4 xã ven biển, gồm: Nam Thái, Nam Thái A, Tây Yên, Nam Yên. Trong đó xã Nam Thái A có diện tích nuôi trồng thủy sản nhiều nhất của huyện, diện tích thả nuôi thủy sản kết hợp tôm – cua - sò huyết trên cùng một diện tích khoảng 272 ha, tập trung ở các ấp Xẻo Quao A, Xẻo Đôi, Bảy Biển và Xẻo Vẹt với 52 hộ nông dân thực hiện mô hình.

Trước đây, người dân chuyên nuôi tôm, nhưng do thời tiết diễn biến bất thường, năng suất tôm giảm. Đến năm 2000, nông dân nuôi tôm kết hợp thả cua, sò huyết đã tận dụng tối đa diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản, đa dạng hóa cơ cấu vật nuôi, phân tán rủi ro khi tôm mất mùa. Mô hình có chi phí đầu tư không cao, người nuôi chỉ tốn tiền mua con giống, có thể tận dụng thức ăn tự nhiên có sẵn trong ao. Đặc biệt, nuôi sò huyết trong ao lắng, góp phần cải tạo môi trường nước trong ao như lọc tảo, xử lý mùn bã hữu cơ, vi sinh vật.

Chị Lê Thị Thảnh, ngụ ấp Xẻo Đôi, xã Nam Thái A là một trong những người thành công với mô hình kết hợp tôm - cua - sò huyết trong cùng diện tích mặt nước, mỗi năm thu nhập không dưới 200 triệu đồng. Theo chị Thảnh, với vuông tôm rộng 4 ha, năm vừa rồi chị thả hơn 1 tấn sò huyết, chỉ tốn tiền mua giống gần 40 triệu đồng, sau gần một năm chị thu hoạch gần 15 tấn sò huyết, giá bán dao động 40.000 - 48.000 đồng/kg, trừ chi phí, lãi trên 100 triệu đồng. Ngoài ra, chị Thảnh còn ngăn bờ bao, thả 4.000 con cua giống xen tôm, sau 4 tháng thả nuôi, thu lãi trên 100 triệu đồng từ tiền bán cua và tôm.

Nhận thấy mô hình nuôi thủy sản kết hợp này đạt hiệu quả kinh tế cao, xã Nam Thái A đang đề xuất với ngành chức năng huyện để tăng cường công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân về kỹ thuật thực hiện mô hình nuôi trồng thủy sản nhằm nhân rộng ra địa bàn xã. Đồng thời thành lập tổ hợp tác để nông dân trao đổi kinh nghiệm sản xuất và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, tránh tình trạng thương lái ép giá.


Có thể bạn quan tâm

Nóng ruột chuyện xuất khẩu cà phê Nóng ruột chuyện xuất khẩu cà phê

Thị trường cà phê đang ở những ngày cuối của niên vụ 2014-15. Đến nay có thể nói không sợ sai rằng diễn biến giá cà phê cả năm nay đỉnh càng lúc càng thấp và đáy mỗi lúc một sâu. Nhiều người mong đợi hiện tượng thời tiết cực đoan El Nino sẽ giúp giá cà phê tăng, nhưng xem ra các yếu tố khác như tiền tệ sẽ đánh bạt hơi nóng của hiện tượng thời tiết đáng sợ này.

13/09/2015
Đánh thức vựa nhãn Sơn La Đánh thức vựa nhãn Sơn La

Ở phía Bắc, nói tới nhãn, người ta chỉ nghĩ tới nhãn lồng Hưng Yên. Không nhiều người biết miền núi phía Bắc mới là "thủ phủ nhãn".

13/09/2015
Chiến lược nội hóa bò ngoại đại gia sẽ thay đổi nông nghiệp Chiến lược nội hóa bò ngoại đại gia sẽ thay đổi nông nghiệp

Gil Inbar, người Israel đã từng làm việc ở rất nhiều nơi trên thế giới và hiện đang là Giám đốc dự án của Công ty CP chăn nuôi Gia Lai (Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai) cho biết, HAGL có lợi thế rất lớn để nuôi bò nói chung và bò sữa nói riêng.

13/09/2015
Tận mục sở thị chanh leo hình chuối độc đáo Tận mục sở thị chanh leo hình chuối độc đáo

Sở hữu hình dáng thuôn dài bầu dục, chanh leo chuối (banana passion) khi chín còn thay "lớp áo" màu nâu sẫm thường thấy bằng màu vàng ruộm bắt mắt.

13/09/2015
Nông dân ngửa mặt than trời Nông dân ngửa mặt than trời

Vài ngày nay, tại Nghệ An bắt đầu có những trận mưa lớn sau thời gian dài hạn khốc liệt. Mưa dường như khiến nông dân buồn thêm trong tiếc nuối.

13/09/2015