Mô Hình Nuôi Tôm Cá Kết Hợp Ở Sóc Trăng

Theo kinh nghiệm của nhiều hộ nuôi cá rô phi luân canh với tôm nước lợ cho biết, quy trình này thành công cao nhất khi tận dụng nước nuôi cá rô phi để nuôi tôm thì bà con nên nuôi ở mật độ dưới 50 con/1 mét vuông. Với mật độ này sẽ tiết kiệm được gần 20% chi phí đầu vào và tỉ lệ thành công sẽ cao hơn.
Người nuôi tôm đang đứng trước những khó khăn về diễn biến của dịch bệnh, biến đổi khí hậu và tình trạng môi trường ao nuôi, vùng nuôi xuống cấp. Đây là thực tế mà người nuôi tôm phải đối mặt thường xuyên. Ngành chuyên môn đang tìm biện pháp nuôi an toàn, hạn chế rủi ro cho nông dân, trong đó việc ứng dụng kỹ thuật nuôi cá rô phi được xem là một biện pháp hạn chế rủi ro do tác động của yếu tố môi trường.
Sóc Trăng là vùng nuôi tôm lớn và mức độ nuôi thâm canh, bán thâm canh lớn của cả nước, cái được là mang lại sản lượng cao nhưng mặt trái của quy trình nuôi tôm thâm canh là tác động xấu về môi trường.
Nghề nuôi tôm nước lợ ở Sóc Trăng phát tiển tập trung hơn 15 năm và mức độ xuống cấp của môi trường biểu hiện từ những năm 2010 cùng mức độ thiệt hại tăng lên rất đáng lo ngại, cho đến năm 2013, mức độ thiệt hại đã trên 30%. Người nuôi đã ứng dụng nhiều biện pháp ứng phó với ô nhiểm môi trường, với dịch bệnh bằng các biện pháp nuôi tuần hoàn khép kín, nuôi an toàn sinh học, đặc biệt là trở lại với kỹ thuật nuôi cá rô phi kết hợp.
Nuôi kết hợp cá rô phi với tôm nước lợ đã được khẳng định tính hiệu quả đối với hầu hết các ao nuôi thâm canh, bán thâm canh. Bà con có thể nuôi cá rô phi trong ao lắng, nuôi cá phi ghép trong ao nuôi tôm, nuôi 2 vụ tôm kết hợp với 1 vụ nuôi cá rô phi để tận dụng nước nuôi cá bổ sung vào ao nuôi tôm mà nhiều hộ đã ứng dụng trong vụ nuôi năm 2014 này.
Ở Hợp tác xã nuôi tôm ấp Cảng Buối, xã Hòa Đông, thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) nhiều hộ đã thành công từ biện pháp nuôi cá rô phi trong ao lắng, nuôi ghép trong ao nuôi tôm.
Vụ này ở huyện Trần Đề nhiều hộ ứng dụng biện pháp nuôi cá rô phi đăng quầng trong ao nuôi tôm và nuôi luân canh 2 vụ tôm với 1 vụ nuôi cá rô phi để tận dụng nguồn nước nuôi cá phi cho nuôi tôm nước lợ, kết hợp với biện pháp nuôi tuần hoàn khép kín đã thật sự thành công.
Ông tăng Văn Tuối, Chủ nhiệm HTX nuôi tôm Hòa Nghĩa, xã Hòa Đông, thị xã Vĩnh Châu cho biết: Vai trò của cá rô phi là rất quan trọng. Như tôi nuôi mấy năm nay thì tôi thả trực tiếp cá rô phi trong ao nuôi tôm với số lượng 16 con trên 1.000 mét vuông. Tôi thấy cách làm này là rất hay, hiệu quả cao vì cá rô phi góp phần làm sạch các chất bẩn trong ao nuôi.
Người nuôi tôm đang từng bước thích nghi với điều kiện thời tiết, khí hậu, môi trường bất lợi, ứng dụng tốt biện pháp nuôi an toàn, giảm thiệt hại bằng biện pháp nuôi ghép, nuôi luân canh, hay nuôi nuôi cá rô phi trong ao lắng không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn giảm chi phí sử dụng thuốc, hóa chất trong quá trình nuôi, đây còn được xem là hình thức nuôi an toàn sinh học.
Theo kinh nghiệm của nhiều hộ nuôi cá rô phi luân canh với tôm nước lợ cho biết, quy trình này thành công cao nhất khi tận dụng nước nuôi cá rô phi để nuôi tôm thì bà con nên nuôi ở mật độ dưới 50 con/1 mét vuông. Với mật độ này sẽ tiết kiệm được gần 20% chi phí đầu vào và tỉ lệ thành công sẽ cao hơn.
Có thể bạn quan tâm

Tính đến 2015, trên địa bàn huyện Củ Chi ước tính có hơn 242ha diện tích mặt nước nuôi thủy sản, trong đó sử dụng nguồn nước kênh Đông là 158ha.

Theo Thạc sĩ Phạm Thị Thu Hồng- Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản, các huyện Vũng Liêm, Long Hồ, Tam Bình (Vĩnh Long) vẫn còn tình trạng người dân nuôi tôm thẻ chân trắng ngoài quy hoạch với khoảng 11 cơ sở nuôi.

Sáng ngày 18/6/2015, Hiệp hội Thủy sản An Giang phối hợp với Trung tâm giống thủy sản An Giang khai giảng lớp kỹ thật ương và nuôi tôm càng xanh tại xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn. Tham dự có ông Lê Chí Bình – Phó Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản An Giang, ông Tăng Hoàng Vinh – Phó giám đốc Trung tâm giống thủy sản An Giang, bà Trần Thị Lệ Thanh – Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Phú Thuận và 25 học viên trong xã.
Hiện nay, một số diện tích ao nuôi tôm càng xanh nghịch vụ ở huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đã bắt đầu vào mùa thu hoạch. Mặc dù giá tôm cao hơn so với cùng kỳ năm trước nhưng do ảnh hưởng từ thời tiết nên năng suất giảm từ 20 – 30%, gây thua lỗ cho nhiều người nuôi tôm.

Trà Cú (Trà Vinh) là huyện có diện tích đất đồng láng tương đối nhiều, trên 1.200ha nằm trên địa bàn các xã Đôn Châu, Đôn Xuân và một phần của xã Đại An…. Do đặc điểm của vùng đồng láng là điều kiện giao thông khó khăn và cơ sở hạ tầng phục vụ cho thủy sản chưa được đầu tư nhiều, nên việc phát triển nuôi tôm (sú và thẻ) theo hình thức công nghiệp (thâm canh và bán thâm canh) còn rất ít, chủ yếu là nuôi quảng canh (thả lan) chiếm trên 90% diện tích.