Mô Hình Nuôi Thương Phẩm Cá Linh Ống (Cirrhinus Jiulleni)

Trên cơ sở nghiên cứu thành công đề tài “Thực nghiệm sản xuất giống nhân tạo cá linh ống (Cirrhinus jiulleni)”, do Trung tâm Giống Thủy sản An Giang phối hợp với Trường Đại Học Cần Thơ thực hiện từ năm 2010, hiện nay, Trung tâm đang tiến hành thực hiện đề tài “Thử nghiệm xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá linh ống trong ao đất tại An Giang” đã được UBND tỉnh An Giang phê duyệt.
Từ tháng cuối tháng 9/2010 đến tháng 3/2011, Trung tâm đã xây dựng mô hình nuôi thử nghiệm tại hộ ông Nguyễn Văn Quốc ngụ tại ấp Bình Hưng 2, xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang.
Khi biết tin Trung tâm Giống Thủy sản An Giang có chương trình tập huấn kỹ thuật và hỗ trợ người dân triển khai mô hình nuôi cá linh ống trong ao đất, từ nguồn kinh phí hỗ trợ của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang, ông Nguyễn Văn Quốc đăng ký xin được thực hiện mô hình.
Dù chỉ là mô hình thử nghiệm với diện tích ao là 1.000 m2, Ông đã mạnh dạn thả nuôi 150.000 con giống cá linh với mật độ 150 con/m2. Sau 3,5 tháng nuôi, Ông thu hoạch lần 1 đạt năng suất là 9 tấn/ha và tỷ lệ sống là 96%.
Trọng lượng bình quân khi thu hoạch là 160 con/kg. Sau 2,5 tháng sang ao, Ông tiến hành thu hoạch lần 2, đạt năng suất là 6,25 tấn/ha và tỷ lệ sống là 97%. Trọng lượng bình quân khi thu hoạch là 70 - 80 con/kg với giá bán 26.000 đồng/kg. Sau khi trừ tất cả chi phí, ông thu được lợi nhuận trên 10 triệu đồng.
Lợi nhuận thu được từ cá linh ống tuy không hấp dẫn bằng một số đối tượng khác như cá tra, cá lóc… nhưng đây là đối tượng mới rất có triển vọng và nhu cầu tiêu thụ nội địa khá cao. Do đó, khi quy trình thử nghiệm thành công, sẽ mang cho người dân nguồn thu nhập ổn định và ít rủi ro.
Theo ông Quốc cho biết: “Nuôi cá linh ống không khó, không phải mất nhiều công sức để chăm sóc cá, cho cá ăn hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp với kích cở thay đổi theo tăng trọng của cá, trong suốt quá trình nuôi cá không hề có biểu hiện bệnh và tỷ lệ hao hụt rất thấp”. Ông còn vui vẻ nói: “Tôi sẽ tiếp tục nuôi cá linh ống khi Trung tâm sản xuất con giống vào vụ sinh sản sắp tới”.
Dự kiến vào tháng 5/2011, Trung tâm Giống Thủy ản An Giang sẽ tổ chức lớp tập huấn về “Kỹ thuật nuôi thương phẩm cá linh ống trong ao đất” cho kỹ thuật viên và ngư dân trong địa bàn tỉnh để nuôi đối tượng này đạt hiệu quả cao hơn.
Có thể bạn quan tâm
Nhà nông Cao Minh Chí (sinh năm 1961) áp dụng biện pháp luân canh giữa các loại rau với hoa trong nhà kính ở khu vực Đất Mới, phường 7, TP.Đà Lạt (Lâm Đồng), thu lợi nhuận khoảng 1 tỷ đồng/ha/năm. Nhiều năm liền, ông Chí được bầu chọn là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi.

Khi truyền thông đưa tin đại gia này nuôi bò thu về lợi nhuận khủng, đại gia kia dốc hàng trăm tỉ đồng ra trồng rau…, không ít người cho rằng những đại gia Việt này đang chạy theo phong trào. Thế nhưng, chính những dự án đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao của họ đang mở ra cơ hội mới cho ngành nông nghiệp Việt.

Tỏi Lý Sơn, thanh long Bình Thuận, ổi Long Khánh… được các siêu thị, cửa hàng bán lẻ… dành những vị trí đẹp nhất để trưng bày quảng bá đến người tiêu dùng.

Là người đầu tiên bén duyên với nghề nuôi gà Đông Tảo ở Ninh Bình, nhưng ông Phan Văn Miền (xã Yên Mạc, huyện Yên Mô) đã sở hữu nhiều gà “độc” quý hiếm. Đặc biệt, trong đó có con chân khủng, vẩy, ngón móng rồng được nhiều đại gia trả giá vài chục triệu đồng.

Theo dự báo của Đài Khí tượng Thuỷ văn Hà Tĩnh, những ngày tới, trên địa bàn chịu ảnh hưởng rãnh áp thấp bị nén bởi lưỡi áp cao lạnh lục địa và đới gió Đông trên cao có xu thế hoạt động mạnh lên, nên từ ngày 15-19/9, sẽ xuất hiện đợt mưa lớn diện rộng toàn tỉnh.