Mô Hình Nuôi Thương Phẩm Cá Linh Ống (Cirrhinus Jiulleni)

Trên cơ sở nghiên cứu thành công đề tài “Thực nghiệm sản xuất giống nhân tạo cá linh ống (Cirrhinus jiulleni)”, do Trung tâm Giống Thủy sản An Giang phối hợp với Trường Đại Học Cần Thơ thực hiện từ năm 2010, hiện nay, Trung tâm đang tiến hành thực hiện đề tài “Thử nghiệm xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá linh ống trong ao đất tại An Giang” đã được UBND tỉnh An Giang phê duyệt.
Từ tháng cuối tháng 9/2010 đến tháng 3/2011, Trung tâm đã xây dựng mô hình nuôi thử nghiệm tại hộ ông Nguyễn Văn Quốc ngụ tại ấp Bình Hưng 2, xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang.
Khi biết tin Trung tâm Giống Thủy sản An Giang có chương trình tập huấn kỹ thuật và hỗ trợ người dân triển khai mô hình nuôi cá linh ống trong ao đất, từ nguồn kinh phí hỗ trợ của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang, ông Nguyễn Văn Quốc đăng ký xin được thực hiện mô hình.
Dù chỉ là mô hình thử nghiệm với diện tích ao là 1.000 m2, Ông đã mạnh dạn thả nuôi 150.000 con giống cá linh với mật độ 150 con/m2. Sau 3,5 tháng nuôi, Ông thu hoạch lần 1 đạt năng suất là 9 tấn/ha và tỷ lệ sống là 96%.
Trọng lượng bình quân khi thu hoạch là 160 con/kg. Sau 2,5 tháng sang ao, Ông tiến hành thu hoạch lần 2, đạt năng suất là 6,25 tấn/ha và tỷ lệ sống là 97%. Trọng lượng bình quân khi thu hoạch là 70 - 80 con/kg với giá bán 26.000 đồng/kg. Sau khi trừ tất cả chi phí, ông thu được lợi nhuận trên 10 triệu đồng.
Lợi nhuận thu được từ cá linh ống tuy không hấp dẫn bằng một số đối tượng khác như cá tra, cá lóc… nhưng đây là đối tượng mới rất có triển vọng và nhu cầu tiêu thụ nội địa khá cao. Do đó, khi quy trình thử nghiệm thành công, sẽ mang cho người dân nguồn thu nhập ổn định và ít rủi ro.
Theo ông Quốc cho biết: “Nuôi cá linh ống không khó, không phải mất nhiều công sức để chăm sóc cá, cho cá ăn hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp với kích cở thay đổi theo tăng trọng của cá, trong suốt quá trình nuôi cá không hề có biểu hiện bệnh và tỷ lệ hao hụt rất thấp”. Ông còn vui vẻ nói: “Tôi sẽ tiếp tục nuôi cá linh ống khi Trung tâm sản xuất con giống vào vụ sinh sản sắp tới”.
Dự kiến vào tháng 5/2011, Trung tâm Giống Thủy ản An Giang sẽ tổ chức lớp tập huấn về “Kỹ thuật nuôi thương phẩm cá linh ống trong ao đất” cho kỹ thuật viên và ngư dân trong địa bàn tỉnh để nuôi đối tượng này đạt hiệu quả cao hơn.
Có thể bạn quan tâm

Nông dân Nguyễn Đức Thanh, xã viên Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Phú Lương 3 (Phú Vang - Thừa Thiên Huế) phấn khởi: “Giống lúa Thiên ưu 8 thật sự “bén duyên” trên vùng đất khó tại địa phương. Đồng ruộng được chọn để gieo cấy thường bị chua phèn, thấp trũng nhưng giống lúa trên vẫn phát triển tốt, không bị đổ ngã. Mật độ ché bông, hạt vào chắc cao hơn so với nhiều giống lúa thông thường nên đạt năng suất cao”. Thích nghi cao

Trước đây, 6 công đất vườn của gia đình ông A chủ yếu trồng nhãn tiêu huế nhưng giá cả không ổn định, ảnh hưởng đến kinh tế gia đình. Qua nhiều lần được Hội Nông dân xã, Trung tâm Khuyến nông, khuyến ngư huyện tổ chức tham quan học tập mô hình kinh tế có hiệu quả ở tỉnh Vĩnh Long và Đồng Tháp, ông A nhận thấy giống ổi lê Đài Loan dễ trồng, cho năng suất cao nên quyết định đốn bỏ 2 công nhãn già cỗi, đầu tư trồng 300 gốc ổi lê Đài Loan.

Anh Châu Thành Nguyên ở ấp 5, xã Tân Hưng (Đồng Phú) trồng 7 sào nhãn tiêu Huế trên 10 năm tuổi, bình quân cho thu hoạch từ 50 đến 60 kg/cây. So các năm trước, năm nay vườn nhãn của anh Nguyên năng suất tăng gần gấp đôi, đạt khoảng 12 tấn. Giá nhãn bán tại vườn hiện 9.000 đồng/kg, trừ chí phí gia đình anh thu về từ 30 đến 35 triệu đồng.

Thái Lan hiện đang thiếu tôm cỡ lớn để cung cấp cho khách hàng khiến giá tăng. Do các nhà máy chế biến tăng thu mua tôm cỡ nhỏ khiến người nuôi tôm thu hoạch lượng lớn tôm cỡ nhỏ và không giữ lại để sản xuất tôm cỡ lớn với giá bán cao hơn.

XK tôm Bangladesh sang Mỹ giảm gần một nửa so với cùng kỳ mấy năm qua mặc dù tổng XK năm ngoái của nước này đạt mức cao kỷ lục và một phần nhờ đẩy mạnh XK tôm sang EU.