Mô Hình Nuôi Thỏ New Zealand Ở Đình Chu (Vĩnh Phúc)

Ông Trần Văn Hiện – Bí thư Đảng ủy xã Đình Chu (Lập Thạch - Vĩnh Phúc), là 1 trong 4 hộ tham gia nuôi với mô hình nuôi thỏ của xã cho biết: Gia đình nuôi 25 thỏ cái, hiện nay đều đã sinh sản, nhiều con đã sinh sản lứa thứ hai, mỗi lứa 6 – 8 con. Thỏ con phát triển tốt, khỏe mạnh. Lứa thỏ đầu được bán giống.
Hiện nay, có rất nhiều khách trong và ngoài huyện đặt hàng. Cũng theo ông Hiện, hiện nay thị trường thỏ thương phẩm phát triển mạnh, thịt thỏ trở thành đặc sản của nhiều nhà hàng khách sạn, song mục đích chính của dự án vẫn là nuôi để phát triển trang trại và nhân giống, cấp giống tại chỗ trên địa bàn xã.
Trao đổi về triển vọng của mô hình này, ông Hiện cho biết: Bước đầu triển khai mô hình, mỗi chủ hộ được giao nuôi được trung tâm tư vấn và chuyển giao KHCN Môi trường Nông nghiệp và PTNT hỗ trợ 30 thỏ giống (25 cái, 5 đực) và gần 500 kg thức ăn. Theo kết quả thực tế, nếu chăm sóc tốt, mỗi tháng thỏ cái sẽ sinh sản 1 lần. Mỗi lần sinh từ 6-8 con. Giá bán thỏ giống là 160 nghìn đồng/đôi. Như vậy mỗi tháng gia đình ông thu nhập gần 10 triệu đồng từ bán thỏ giống.
Chủ hộ thứ 2 được giao triển khai mô hình là ông Trần Anh Tình, tham gia nuôi 25 thỏ cái và 5 thỏ đực. Ông Tình cho biết: “Bước đầu chúng tôi rất yên tâm. Thỏ cái đến kỳ sinh sản đều, triển vọng rất tốt. Nhà tôi có hai lao động, mỗi ngày phải 1 người chuyên theo dõi, chăm sóc, vệ sinh chuồng trại cho thỏ.
Tuy công việc khá nặng nhọc nhưng phải chu đáo, nghiêm ngặt từ việc theo dõi, phối giống đến vệ sinh phòng bệnh… Nhưng nếu so với nuôi lợn thì đỡ vất hơn nhiều, thu nhập lại cao hơn, không lo tiêu thụ, giá lại ổn định”. Được biết, hiện nay, gia đình ông Tình đã bỏ nuôi lợn bột, lợn sinh sản, tập trung phát triển chăn nuôi thỏ.
Qua nhiều tháng triển khai, không chỉ những hộ được giao nuôi mà nhiều người dân trong xã cũng khẳng định đây là một hướng đi mới, phù hợp điều kiện của địa phương. Một người dân trong xã chia sẻ: “Hướng nuôi thỏ như thế này chúng tôi thấy có nhiều thuận lợi như nguồn thức ăn cho thỏ ở đồng đất trung du này rất phong phú, dễ làm, dễ kiếm như dây lang, lá sắn, cây lá tự nhiên”.
Mặt khác, so với nhiều hình thức chăn nuôi khác như gà, dê, rắn… chuồng trại trong nuôi thỏ khá đơn giản, không tốn nhiều diện tích, chi phí đầu tư không lớn, khả năng quay vòng vốn nhanh. Một ưu điểm nữa là thỏ khá dễ nuôi, ít bệnh, dịch. Các bệnh hay gặp ở thỏ như ghẻ, đường ruột, bại huyết đều đã có thuốc đặc trị.
Mặc dù mới được triển khai, song những thành công bước đầu đã đem lại nhiều hy vọng. Theo ông Hiện biết thêm: “4 mô hình nuôi thỏ với những thành công bước đầu cho thấy đã và đang chứng tỏ đây sẽ là một hướng làm kinh tế có triển vọng. Trong thời gian tới, sẽ cho nhân giống mở rộng mô hình chăn nuôi thỏ trước hết là trên địa bàn xã rồi tới các xã lân cận, nhằm đạt mục đích mà Dự án hướng tới: mở rộng chăn nuôi thỏ New Zealand trong toàn huyện Lập Thạch”.
Có thể bạn quan tâm

Nhờ mạnh dạn chuyển đổi từ cây truyền thống sang canh tác cây có giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu thị trường, anh Võ Minh Tuấn ở thị trấn Hai Riêng (Sông Hinh - Phú Yên) đã từng bước nâng cao đời sống gia đình, xứng đáng là nông dân sản xuất giỏi.

Nghề quản lý, khai thác nghêu Bến Tre được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn MSC từ tháng 11-2009. Sau khi được chứng nhận MSC, nghêu Bến Tre được nhiều nước trên thế giới quan tâm, do đó giá nghêu thương phẩm liên tục tăng cao, góp phần tăng thu nhập cho người dân vùng ven biển.

Các hộ nuôi trồng thủy sản trong tỉnh Bắc Ninh cơ bản hoàn thành việc xuống giống vào ao nuôi. Để bảo đảm cho một vụ thủy sản năng suất, giá trị cao, các hộ nuôi trồng cần có những biện pháp chuẩn bị tích cực để ứng phó khi dịch bệnh thủy sản xảy ra.

Anh Phú Quốc Thắng (30 tuổi, ở thôn Hữu Đức, xã Phước Hữu, Ninh Phước, Ninh Thuận) được biết đến như một thanh niên ham học hỏi, tìm tòi và sáng tạo trong phát triển kinh tế với mô hình chăn nuôi heo rừng.

Cây mía một thời được xem là cây công nghiệp chủ lực của huyện Nghĩa Hành (Quảng Ngãi). Tuy nhiên, sau một thời gian chịu cảnh mía “đắng”, nhiều nông dân đã phá bỏ cây mía, chuyển sang trồng mì, bắp, lúa và một số cây hoa màu khác.