Mô Hình Nuôi Thỏ New Zealand Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Thực hiện dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ (KH-CN) xây dựng mô hình nuôi thỏ New Zealand”, tháng 8 năm 2013, Sở KH-CN đã hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật phát triển mô hình nuôi thỏ cho gia đình chị Đỗ Thị Thảo, ở khu phố 3, thị trấn Nga Sơn (Thánh Hóa).
Giống thỏ trắng New Zealand vốn được nuôi phổ biến ở châu u, Mỹ, là giống thỏ có bộ lông dày, màu trắng, mắt màu hồng, một năm có thể đẻ 6-7 lứa. Nếu được nuôi dưỡng và chăm sóc tốt, mỗi lứa từ 6-7 con. Thỏ trưởng thành đạt trọng lượng 4,5-5,5kg/con.
Để phát triển mô hình nuôi thỏ, chị Thảo đã đầu tư xây dựng chuồng trại theo đúng quy trình kỹ thuật, mua 500 con thỏ giống (100 thỏ đực và 400 thỏ cái). Sau 3 tháng nuôi, thỏ bắt đầu sinh sản. Đến nay, đàn thỏ đã sinh sản được 6 lứa, gia đình chị đã xuất bán được trên 16 tấn thỏ giống và thịt (tương đương với gần 5.000 con), giá bán trung bình thỏ giống là 120.000 đồng/kg, thỏ thịt từ 90-100.000 đồng/kg.
Để ổn định đầu ra cho sản phẩm, chị Thảo đã ký hợp đồng với Công ty Nippon Zoki Nhật Bản, có nhà máy sản xuất dược phẩm với nguồn nguyên liệu được chiết xuất từ da thỏ trắng tại tỉnh Bắc Ninh. Theo đó, trại thỏ của chị sẽ là nơi cung cấp giống và thu mua toàn bộ sản phẩm bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng của bà con trong vùng cho công ty.
Từ mô hình của gia đình chị Thảo, hàng chục hộ dân ở huyện Nga Sơn đã đầu tư chăn nuôi thỏ và cho hiệu quả kinh tế cao.
Có thể bạn quan tâm

Khi nuôi tôm gặp nhiều rủi ro, ông Nguyễn Văn Siếu (ấp 17, xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình - Bạc Liêu) đã mạnh dạn nuôi thử con hào. Ngoài việc nuôi thủy sản trên 1,5ha, ông Siếu nuôi hào bè trên sông và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nông dân vùng ĐBSCL đang bước vào vụ thu hoạch lúa thu đông 2013. Năm nay, thời tiết tương đối thuận lợi và nhờ tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, năng suất lúa tại một số địa phương ĐBSCL cao hơn cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, nông dân trồng lúa vẫn chưa vui, vì giá lúa đang ở mức thấp…

Từ đầu năm đến nay, nông dân huyện Châu Thành A (Hậu Giang) thả nuôi 470ha thủy sản, đạt 70% kế hoạch. Năm nay, do cá thát lát cườm thương phẩm tăng giá từ 80.000 - 90.000 đ/kg tăng gần gấp đôi năm rồi, nên nhiều người trở lại đầu tư nuôi cá này, dẫn đến giá con giống cũng tăng theo.

Ngay từ những năm đầu của thập niên 1990, nghề NTNL đã xuất hiện và bắt đầu từ năm 2000 NTNL phát triển nhanh chóng. Theo số liệu thống kê của cơ quan chức năng, năm 2000 diện tích NTNL toàn tỉnh chỉ đạt 2.617 ha với sản lượng 1.348 tấn, tạo việc làm cho 5.000 lao động; đến năm 2012 diện tích thả nuôi tôm toàn tỉnh đạt 5.082 ha, sản lượng đạt 11.821 tấn và tạo ra việc làm ổn định cho hơn 10.000 lao động địa phương.

Sau thời gian giá nhím con ở mức khá cao: khoảng 15 triệu đồng/cặp, thì hiện nay người chăn nuôi chỉ cần đầu tư khoảng 1,2 triệu đồng/cặp để chăn nuôi. Giá nhím giống giảm mạnh cũng kéo theo giá nhím thịt giảm từ trên 500.000 đồng xuống chỉ còn 150.000 đồng/kg.