Mô Hình Nuôi Thỏ New Zealand Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Thực hiện dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ (KH-CN) xây dựng mô hình nuôi thỏ New Zealand”, tháng 8 năm 2013, Sở KH-CN đã hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật phát triển mô hình nuôi thỏ cho gia đình chị Đỗ Thị Thảo, ở khu phố 3, thị trấn Nga Sơn (Thánh Hóa).
Giống thỏ trắng New Zealand vốn được nuôi phổ biến ở châu u, Mỹ, là giống thỏ có bộ lông dày, màu trắng, mắt màu hồng, một năm có thể đẻ 6-7 lứa. Nếu được nuôi dưỡng và chăm sóc tốt, mỗi lứa từ 6-7 con. Thỏ trưởng thành đạt trọng lượng 4,5-5,5kg/con.
Để phát triển mô hình nuôi thỏ, chị Thảo đã đầu tư xây dựng chuồng trại theo đúng quy trình kỹ thuật, mua 500 con thỏ giống (100 thỏ đực và 400 thỏ cái). Sau 3 tháng nuôi, thỏ bắt đầu sinh sản. Đến nay, đàn thỏ đã sinh sản được 6 lứa, gia đình chị đã xuất bán được trên 16 tấn thỏ giống và thịt (tương đương với gần 5.000 con), giá bán trung bình thỏ giống là 120.000 đồng/kg, thỏ thịt từ 90-100.000 đồng/kg.
Để ổn định đầu ra cho sản phẩm, chị Thảo đã ký hợp đồng với Công ty Nippon Zoki Nhật Bản, có nhà máy sản xuất dược phẩm với nguồn nguyên liệu được chiết xuất từ da thỏ trắng tại tỉnh Bắc Ninh. Theo đó, trại thỏ của chị sẽ là nơi cung cấp giống và thu mua toàn bộ sản phẩm bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng của bà con trong vùng cho công ty.
Từ mô hình của gia đình chị Thảo, hàng chục hộ dân ở huyện Nga Sơn đã đầu tư chăn nuôi thỏ và cho hiệu quả kinh tế cao.
Có thể bạn quan tâm

Mùa mưa đến, nước tràn đồng, đây chính là lúc cá đồng từ các sông, suối thượng nguồn tràn về, sinh sôi nảy nở và cũng là lúc những người hành nghề "săn" cá đồng vào mùa. Cá về, không chỉ có những người chuyên sống bằng nghề bắt cá đồng phấn khởi, mà cả những người dân sống gần ao, hồ... cũng tranh thủ đánh bắt để phục vụ cho bữa ăn gia đình.

Chủ tịch UBND tỉnh vừa quyết định phân khai trên 14,5 tỷ đồng thực hiện chính sách bảo vệ và phát triển đất trồng lúa năm 2014 theo Nghị định số 42/2012/NĐ-CP của Chính phủ.

Kinh tế trang trại (KTTT) đã khẳng định được vị thế trong sản xuất nông nghiệp ở Quảng Trị nhờ phát huy tiềm năng và thế mạnh về đất đai, lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế và đã có bước tiến đáng ghi nhận. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển KTTT còn nhiều vấn đề đặt ra, trong đó có nhiều tiêu chí rất khó đạt để chứng nhận chuẩn trang trại, điều này đòi hỏi sự nỗ lực của chính chủ trang trại cũng như tháo gỡ về mặt chính sách, để trang trại có điều kiện phát triển bền vững.

Anh Hùng cho biết, qua thời gian tìm tòi, khảo sát anh thấy ở một số nơi đã xây dựng mô hình nuôi bồ câu Pháp đem lại hiệu quả kinh tế cao, diện tích cần để xây dựng mô hình nhỏ, tốn ít thời gian chăm sóc, tận dụng được thời gian nhàn rỗi, đầu ra lại ổn định nên quyết định mua 20 cặp chim bồ câu về nuôi thử theo phương thức nuôi nhốt.

Do khâu sau thu hoạch yếu kém, hàng năm có khoảng 4,2 triệu tấn rau quả mất đi. Đó là thông tin được Tiến sĩ Nguyễn Quốc Vọng, Giáo sư Đại học RMIT (Úc) tính toán khi tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch của rau quả lên đến 30% trong tổng số 14 triệu tấn rau quả sản xuất ra năm 2013.