Mô Hình Nuôi Thỏ New Zealand Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Thực hiện dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ (KH-CN) xây dựng mô hình nuôi thỏ New Zealand”, tháng 8 năm 2013, Sở KH-CN đã hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật phát triển mô hình nuôi thỏ cho gia đình chị Đỗ Thị Thảo, ở khu phố 3, thị trấn Nga Sơn (Thánh Hóa).
Giống thỏ trắng New Zealand vốn được nuôi phổ biến ở châu u, Mỹ, là giống thỏ có bộ lông dày, màu trắng, mắt màu hồng, một năm có thể đẻ 6-7 lứa. Nếu được nuôi dưỡng và chăm sóc tốt, mỗi lứa từ 6-7 con. Thỏ trưởng thành đạt trọng lượng 4,5-5,5kg/con.
Để phát triển mô hình nuôi thỏ, chị Thảo đã đầu tư xây dựng chuồng trại theo đúng quy trình kỹ thuật, mua 500 con thỏ giống (100 thỏ đực và 400 thỏ cái). Sau 3 tháng nuôi, thỏ bắt đầu sinh sản. Đến nay, đàn thỏ đã sinh sản được 6 lứa, gia đình chị đã xuất bán được trên 16 tấn thỏ giống và thịt (tương đương với gần 5.000 con), giá bán trung bình thỏ giống là 120.000 đồng/kg, thỏ thịt từ 90-100.000 đồng/kg.
Để ổn định đầu ra cho sản phẩm, chị Thảo đã ký hợp đồng với Công ty Nippon Zoki Nhật Bản, có nhà máy sản xuất dược phẩm với nguồn nguyên liệu được chiết xuất từ da thỏ trắng tại tỉnh Bắc Ninh. Theo đó, trại thỏ của chị sẽ là nơi cung cấp giống và thu mua toàn bộ sản phẩm bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng của bà con trong vùng cho công ty.
Từ mô hình của gia đình chị Thảo, hàng chục hộ dân ở huyện Nga Sơn đã đầu tư chăn nuôi thỏ và cho hiệu quả kinh tế cao.
Có thể bạn quan tâm

Ông Đoàn Quốc Lượm một ngư dân tại cửa biển Sông Đốc cho biết: Sau khoảng 20 ngày khai thác, chiếc tàu lưới kéo của gia đình thu hoạch được hàng chục tấn cá các loại. Do giá cá biển đang ở mức cao, nên sau khi trừ chi phí và chia cho ngư phủ, ông Lượm còn lãi khoảng 100 triệu đồng. Được mùa cá, nhưng các phương tiện làm nghề câu mực tại thị trấn Sông Đốc lại có một chuyến biển thất thu, chỉ từ huề đến lỗ vốn.

Riêng với tôm nuôi công nghiệp, sau khi đã thu hoạch, các doanh nghiệp đang cải tạo để thả nuôi đợt tiếp theo. Năm 2014, ngành nông nghiệp Kiên Giang phấn đấu đạt sản lượng 52.000 tấn tôm nuôi, tăng 10.000 tấn so với năm trước.

Năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã triển khai mô hình trình diễn “Ương giống tôm thẻ chân trắng” tại hộ ông Phạm Văn Trí ở ấp Ông Tô, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc – khu vực có diện tích nôi tôm công nghiệp lớn nhất toàn tỉnh hiện nay (trên 150 ha).

Theo ông Nguyễn Văn Hưng, Chủ tịch UBND xã và các hộ nuôi trồng thủy sản thì việc tôm cá xuất hiện chết rải rác thời gian gần đây là do các nhà máy, xí nghiệp từ đầu nguồn sông Yên xả thải xuống sông khiến tôm cá nhiễm bệnh rồi chết. Ngoài ra, do nhiệt độ những ngày qua giảm đột ngột, kèm theo những cơn mưa giông, đã gây sốc cho tôm nuôi.

Mặc dù là mô hình nuôi mới, bà con nông dân chưa có nhiều kinh nghiệm, song được sự hướng dẫn của Trung tâm Khuyến nông Thành phố và Trạm Khuyến nông các huyện, nhiều hộ đã mạnh dạn chuyển hướng sang phương thức nuôi mới.