Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Nuôi Tảo Spiruline Có Thể Góp Phần Xóa Đói Gảm Nghèo

Mô Hình Nuôi Tảo Spiruline Có Thể Góp Phần Xóa Đói Gảm Nghèo
Ngày đăng: 14/03/2014

Mô hình nuôi tảo spiruline không chỉ giúp nông dân tiếp cận với công nghệ, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất mà còn hứa hẹn mở ra cơ hội mới để phát triển kinh tế cho địa phương.

Tảo Spiruline có chứa các axit amin cần thiết như  lysin, threonin... Hàm lượng protein trong Spiruline thuộc vào loại cao nhất trong các thực phẩm hiện nay, 56-77% trọng lượng khô, cao hơn 3 lần thịt bò, cao hơn 2 lần trong đậu tương . Vì vậy Spiruline rất tốt cho trẻ em, người già và một số đối tượng khác như người bệnh sau phẫu thuật, thiểu năng dinh dưỡng. Tại Sóc Trăng, loài tảo này đã được ông Trần Văn Mây ở ấp Phương Hòa 3, xã Hưng Phú, huyện Mỹ Tú nhân nuôi thành công

Từ năm 2009, được sự giúp đỡ của Hội “Những đứa con của rồng” (“Les enfants du dragon”) một tổ chức của Pháp, ông Trần Văn Mây đã được hỗ trợ xây dựng mô hình nuôi trồng, sản xuất tảo spiruline.

Theo ông Mây, loại tảo này nuôi trồng cũng khá đơn giản, chỉ cần hồ nuôi bằng bê-tông chịu kiềm, nhà lưới, hàng rào bằng cây xanh quanh hồ để chống bụi và các xâm nhiễm khác. Thời gian nuôi một lứa từ 90-120 ngày, khoảng 8-15 ngày thì thu hoạch một lần.

Hiện nay ông Mây đang sản xuất gia công cho Hội “Những đứa con của rồng”, nên những sản phẩm làm ra được hội này thu lại và cho các Viện mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Mong muốn lớn nhất của ông là được Cục An toàn vệ sinh thực phẩm cấp phép để được bán sản phẩm ra thị trường. 

Từ hiệu quả mô hình của ông Mây, tại xã Hưng Phú, Hội “Những đứa con của rồng” đã xây dựng thêm một điểm nuôi tảo spiruline thứ hai ở Nhà thờ Bô Na. Có thể nói, nuôi trồng, sản xuất tảo xoắn đang là hướng đi mới ở Sóc Trăng. Sản xuất tảo xoắn theo hướng công nghệ sinh học hứa hẹn sẽ tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao, tạo việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân địa phương.

Mô hình nuôi tảo spiruline không chỉ giúp nông dân tiếp cận với công nghệ, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất mà còn hứa hẹn mở ra cơ hội mới để phát triển kinh tế cho địa phương, góp phần nâng cao đời sống người dân.


Có thể bạn quan tâm

Cấp Hóa Chất Cho Cà Mau Trừ Dịch Bệnh Tôm Cấp Hóa Chất Cho Cà Mau Trừ Dịch Bệnh Tôm

Theo Chi cục Thú y tỉnh Cà Mau, tình hình dịch bệnh tôm nuôi trên địa bàn tỉnh vẫn diễn biến phức tạp. Trong tháng 10.2013, đã có hơn 32ha tôm nuôi công nghiệp và hơn 862ha tôm quảng canh bị bệnh với mức độ thiệt hại từ 17-55%.

15/02/2014
Vũng Tàu Triển Khai Mô Hình Nuôi Bò Vỗ Béo Vũng Tàu Triển Khai Mô Hình Nuôi Bò Vỗ Béo

Huyện Châu Đức phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ nông dân Hội ND tỉnh và Ban Dân tộc tỉnh thực hiện mô hình vỗ béo bò thịt.

15/02/2014
Thúc Đẩy Sản Xuất, Tiêu Thụ Rau An Toàn Thúc Đẩy Sản Xuất, Tiêu Thụ Rau An Toàn

Theo báo cáo của Cục Chế biến thương mại nông lâm thuỷ sản và nghề muối, năm 2012, diện tích sản xuất rau cả nước là hơn 823.800ha, trong đó 120.000ha chuyên canh, 430.000ha luân canh; sản lượng rau đạt 14 triệu tấn. Mặc dù chủng loại rau rất đa dạng và phong phú, nhưng quy mô sản xuất rau hiện vẫn nhỏ lẻ, manh mún.

15/02/2014
Trồng Lúa Lai Lãi Lớn Trồng Lúa Lai Lãi Lớn

Với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi, cộng với trình độ thâm canh cao, mấy năm gần đây việc trồng lúa lai F1 của người dân ở huyện Tân Yên (Bắc Giang) cho thu nhập khá lớn.

15/02/2014
Thuê Đất Trồng Ly, Thu Tiền Tỷ Thuê Đất Trồng Ly, Thu Tiền Tỷ

Sinh ra, lớn lên ở xã Tây Tựu, Từ Liêm (Hà Nội) - địa phương nổi tiếng về trồng hoa, anh Nguyễn Văn Dư đã lựa chọn hoa ly để trồng.

15/02/2014